An ninh mạng trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo
Với chủ đề “An ninh mạng trong Kỷ nguyên AI”, sự kiện đã thu hút sự tham gia của các đối tác trong ngành, khách hàng và các chuyên gia an ninh mạng để thảo luận về tác động ngày càng lớn của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với bối cảnh an ninh mạng và những mối đe dọa ngày càng phức tạp tại Việt Nam.
Sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo Việt Nam năm 2024 |
Việt Nam đang tăng tốc hướng tới Công nghiệp 4.0, dưới định hướng của Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia (DTA) nhằm tận dụng công nghệ số để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường quản trị và thúc đẩy phát triển xã hội. Nền kinh tế số hiện đóng góp hơn 18% vào GDP của Việt Nam và dự kiến sẽ trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của đất nước trong những năm tới.
Tuy nhiên, là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ASEAN, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức phức tạp liên quan tới an ninh mạng, với những mối đe dọa tấn công bằng mã độc (ransomware) cũng như tấn công dựa trên AI. Nghiên cứu gần đây từ Palo Alto Networks cho thấy ngành sản xuất là lĩnh vực bị tấn công ransomware nhiều nhất tại ASEAN, chủ yếu do khả năng hiển thị hệ thống hạn chế và giám sát mạng lưới không đầy đủ.
Tại Việt Nam, ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong thành công của nền kinh tế, đóng góp tới hơn 20% GDP và do đó, tấn công mạng sẽ đe dọa nghiêm trọng tính ổn định của nền kinh tế quốc gia.
Ông Hoàng Quang Huy, Giám đốc Palo Alto Networks Việt Nam, nhận xét: “AI đã thay đổi cách thế giới vận hành, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh mạng. Những kẻ xấu cũng đang lợi dụng AI để tăng tốc, mở rộng quy mô và không ngừng đổi mới các cuộc tấn công, khiến các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải nguy cơ về an ninh mạng hơn bao giờ hết.
Để bảo vệ hoạt động của mình, các doanh nghiệp Việt cần đối phó với những mối đe doạ này bằng những giải pháp được hỗ trợ bởi AI, như Precision AI – để tận dụng những khả năng của mô hình này để tăng cường hiệu quả an ninh, đạt được độ hiển thị rõ ràng hơn và tự động hóa các quy trình an ninh của mình.”
Với sự gia tăng của các mối đe dọa sử dụng AI, Palo Alto Networks đã giới thiệu Precision AI™ tích hợp học máy (ML) và học sâu (DL) với trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) cho các ứng dụng thời gian thực, giúp tăng cường bảo vệ trước các chiến thuật đe dọa được hỗ trợ bởi AI. Precision AI được tích hợp trên các nền tảng Strata™, Prisma® và Cortex® của Palo Alto Networks để cung cấp các năng lực tăng cường cho các tổ chức.
Ông Đoàn Quang Hoà, Giám đốc Công nghệ, Palo Alto Networks Việt Nam, chia sẻ: “Gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của các mối đe dọa mạng như ransomware, lừa đảo và gian lận, phản ánh sự gia tăng các lỗ hổng bảo mật của doanh nghiệp. Với AI, những rủi ro này sẽ tiếp tục gia tăng. Việc đầu tư vào các giải pháp an ninh mạng sử dụng AI là điều bắt buộc, vì an ninh mạng không chỉ là một chi phí, mà còn là một khoản đầu tư quan trọng”.
Vai trò của AI trong các cuộc tấn công và phòng thủ mạng dự kiến sẽ tiếp tục phát triển. Các tác nhân đe dọa sẽ tiếp tục tinh chỉnh các kỹ thuật tấn công sử dụng AI, đòi hỏi sự đổi mới không ngừng trong các chiến lược an ninh mạng. Để đón đầu các mối đe dọa sử dụng AI, các tổ chức nên ưu tiên các khuyến nghị: Đầu tư vào các giải pháp an ninh mạng sử dụng AI: Các tổ chức nên phân bổ nguồn lực để triển khai các hệ thống phòng thủ sử dụng AI có khả năng thích ứng với các mối đe dọa đang phát triển trong thời gian thực;
Hợp tác và chia sẻ thông tin đe dọa: Chia sẻ thông tin đe dọa với các đối tác ngành và cộng đồng an ninh có thể giúp tăng cường phòng thủ tập thể trước các cuộc tấn công sử dụng AI;
Xây dựng văn hóa nhận thức về an ninh mạng: Giáo dục nhân viên về các rủi ro và thực hành tốt nhất liên quan đến các cuộc tấn công mạng sử dụng AI có thể củng cố tình hình an ninh tổng thể của tổ chức;
Cập nhật các công nghệ AI tiên tiến: Các tổ chức nên thường xuyên cập nhật kiến thức về các công nghệ AI mới nổi và các ứng dụng tiềm năng trong cả phòng thủ và tấn công an ninh mạng.