Biểu dương gia đình cán bộ, đoàn viên, người lao động tiêu biểu
Hội nghị nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp Công đoàn thuộc hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đối với công tác gia đình. Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên người lao động trong Ngành tích cực học tập, lao động sáng tạo, chung tay xây dựng gia đình “No ấm - Bình đẳng - Tiến bộ - Hạnh phúc”.
Hội nghị biểu dương CNVCLĐ ngành Ngân hàng tiêu biểu gia đoạn 2012-2016 |
Bên cạnh đó, Hội nghị nhằm đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Chỉ thị 49/CT-TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ CNH-HĐH đất nước trong toàn ngành Ngân hàng và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ), từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả triển khai công tác gia đình trong thời gian tới.
Theo bà Nguyễn Thị Thái, Trưởng ban Nữ công Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2021) nhằm tuyên truyền, biểu dương và tôn vinh các gia đình CBĐVNLĐ ngành Ngân hàng tiêu biểu trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Do đó, việc lựa chọn, biểu dương, khen thưởng gia đình CBĐVNLĐ tiêu biểu phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đủ điều kiện tiêu chuẩn. Các hoạt động được tổ chức phải đảm bảo gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả thiết thực.
Theo bà Thái, đối tượng khen thưởng sẽ là gia đình cán bộ, đoàn viên công đoàn thuộc hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được cơ quan, đơn vị tôn vinh, đề xuất khen thưởng. Theo đó, gia đình được khen thưởng phải gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; 5 năm (2016-2020) liên tục đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Gia đình tiêu biểu trong việc hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, giáo dục con cái chăm ngoan, học tập tốt. Các cá nhân trong gia đình gương mẫu chấp hành nội quy, quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, không vi phạm kỷ luật. Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt (vợ/chồng công tác xa nhà, vùng sâu, vùng xa; vợ/chồng mắc bệnh hiểm nghèo, chết, hoặc thương tật nặng; gia đình có bố/mẹ/con mắc bệnh hiểm nghèo) vượt khó vươn lên, sắp xếp tốt cuộc sống gia đình, con cái chăm ngoan học tập tốt…
Cuộc thi Nét đẹp văn hóa ngành ngân hàng do Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tổ chức đã thu hút sự chú ý của đông đảo CBĐVNLĐ ngành ngân hàng |
Ngoài các tiêu chuẩn chung nêu trên, trong giai đoạn 2016-2020, các cá nhân thuộc gia đình đề nghị khen thưởng phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực công tác chuyên môn: quản lý, kinh doanh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sản xuất, hoạt động xã hội cộng đồng,… Có sáng kiến, sáng tạo mang lại hiệu quả cao đối với đơn vị, với Ngành. Cả vợ và chồng đã được khen thưởng cấp bộ, ngành và tương đương trở lên. Gia đình có con đạt giải thưởng tại các kỳ thi cấp tỉnh, thành phố trở lên. Đối với Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt: Có con đạt giải thưởng tại các kỳ thi cấp tỉnh, thành phố trở lên.Trường hợp con bị khuyết tật không có thành tích học tập: bố hoặc mẹ được khen thưởng cấp bộ, ngành và tương đương trở lên.
Cũng theo bà Thái khi đề xuất khen thưởng, các cấp công đoàn ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến các gia đình là người lao động trực tiếp, gia đình có cả vợ, chồng, con công tác trong ngành Ngân hàng đạt các tiêu chuẩn theo quy định. Ngoài ra, gia đình có cả vợ và chồng công tác trong ngành Ngân hàng thì chỉ chọn gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng theo một trong hai đơn vị (vợ hoặc chồng).
Trên cơ sở tổng hợp danh sách và thành tích đạt được của các đơn vị trình và chỉ tiêu số lượng được phê duyệt, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam sẽ xem xét, lựa chọn trình các cấp khen thưởng phù hợp. Ban Nữ công Công đoàn Ngân hàng Việt Nam làm đầu mối triển khai và chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện; tổng hợp hồ sơ đề nghị biểu dương, khen thưởng...