Cần nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ
Không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm về sở hữu trí tuệ Bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp không thể thờ ơ Luật Công nghiệp công nghệ số cần bảo hộ nội dung có bản quyền |
Quang cảnh diễn đàn |
Cơ hội và thách thức
Ngày 25/10/2024, Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam (VCCA) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp về bảo vệ Bản quyền và Tri thức tại Việt Nam nhân dịp 20 năm (26/10/2004 - 26/10/2024) Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Bùi Nguyên Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam cho biết, kỷ nguyên số và Internet mang đến nhiều cơ hội tiếp cận tại bất cứ nơi nào và vào thời gian nào tới các tác phẩm văn học, nghệ thuật, bản ghi âm, bản ghi hình, chương trình phát sóng. Điều này cũng đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn trong việc bảo vệ bản quyền tác giả, khuyến khích phát triển công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa.
Bà Lâm Thị Oanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ Sáng tạo và Bản quyền Việt Nam cho biết, thị trường nội dung số phát triển mạnh mẽ, vừa tạo ra các cơ hội song cũng đem lại các thách thức lớn. Trong những năm gần đây, nội dung số đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Các nền tảng kỹ thuật số đã thay đổi cách chúng ta tiếp cận và tiêu thụ nội dung: Chỉ cần kết nối internet là có thể khám phá đa dạng nội dung ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
Việc số hóa nội dung không chỉ giúp các tác phẩm dễ tiếp cận hơn trong nước, mà còngiúp các nhà sáng tạo nôi dung tai Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu, từ đó tăng cường xuất khẩu văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế số. Các tác phẩm số hóa có thể được khai thác trên nhiều nền tảng cùng lúc, từ đó tạo ra nhiều nguồn thu khác nhau.
Theo bà Lâm Thị Oanh, việc chuyển đổi và phần dung số giúp các nhà xuất bản, nghệ sĩ và doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất và phân phối. Như với sách điện tử và nhạc số không còn cần đến in ấn hay lưu trữ vật lý, giảm thiểu được chi phí và rủi ro. Bên cạnh đó còn tăng độ nhận diện của nghệ sĩ, các nhà sáng tạo nội dung, đơn vị sản xuất nội dung văn hóa - nghệ thuật.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Nguyên Hùng, tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn diễn ra, có nơi, có lúc nghiêm trọng, nhất là trên môi trường số, internet, nhất là khi các ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ. Điều này đã gây thiệt hại không nhỏ đối với các nhà đầu tư sáng tạo và đang là thách thức đối với hoạt động phát triển công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa của nước ta.
Theo Hội Truyền thông số Việt Nam, ước tính số lượng người tiêu thụ nội dung video vi phạm bản quyền năm 2022 là 15,5 triệu người, làm thất thoát gần 350 triệu USD, chiếm 18% doanh thu ngành video hợp pháp. Đến năm 2027, con số này có thể tăng đến hơn 19 triệu, làm thất thoát hơn 450 triệu USD.
Thị trường nội dung số đang cạnh tranh rất khốc liệt, với hàng triệu tác phẩm được phát hành mỗi ngày. Các tác phẩm văn học và nghệ thuật phải nổi bật và thu hút người tiêu dùng trong 1 môi trường này. Chi phí sản xuất và marketing cao do phải phủ rộng nhiều nền tảng cũng như áp lực cạnh tranh về chỉ số tăng trường, kết quả đầu ra của sản phẩm nội dung số.
"Hiện nay chưa có các quy định cũng như ưu đãi cho ngành công nghiệp nội dung số, mà thậm chí còn xuất hiện thêm tình trạng thuế chồng thuế khi kinh doanh trên các nền tàng xuyên biên giới. VD: Chủ các kênh YouTube tại Việt Nam hiện đang phải gánh 2 lần thuế đối với khoản doanh thu đến từ lượt xem tại Hoa Kỳ", bà Lâm Thị Oanh cho biết.
Bản quyền là vấn đề đạo đức, văn hóa và trí tuệ của một quốc gia
Theo ông Bùi Nguyên Hùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bản quyền tác giả (quyền tác giả và quyền liên quan) nói riêng đã và đang là điều kiện bắt buộc trong hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia.
Đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định liên quan đến bản quyền và tri thức. Để đàm phán ký kết các Hiệp định Thương mại, Việt Nam đã đàm phán ký kết gia nhập các Điều ước quốc tế đa phương có nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan.
Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương với Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả năm 1998, với Liên bang Thụy Sĩ về sở hữu trí tuệ năm 1999 và Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000.
Theo ông Bùi Nguyên Hùng, Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 2004; Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép các bản ghi âm của họ năm 2005; Công ước bảo hộ tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh năm 2006; Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, người biểu diễn và chương trình phát sóng năm 2007. Ký kết các Hiệp định Thương mại tự do có nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan trong đó có Hiệp định TRIPS (WTO); Hiệp định CPTPP; Hiệp định Việt Nam - EU; Hiệp định RCEP.
"Việc thực hiện các điều ước quốc tế song phương và đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan đã ký kết và tham gia nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam tại các nước thành viên đồng thời thực hiện nghĩa vụ pháp lý với các nước thành viên. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, từng bước ban hành và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ: Ban hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2022", ông Bùi Nguyên Hùng chia sẻ.
TS Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của quyền sở hữu trí tuệ. Ông khẳng định bản quyền không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là vấn đề đạo đức, văn hóa và trí tuệ của một quốc gia.
TS Hợp bày tỏ sự lo ngại trước thực trạng những người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ often không được hưởng lợi xứng đáng, trong khi những người kinh doanh lại thu về lợi nhuận lớn. Ông cho rằng, để thay đổi tình trạng này, việc nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ là vô cùng cần thiết.
"Chuyển đổi nhận thức, chuyển đổi hành động để làm bài học lớn hơn," TS Hợp nhấn mạnh. Ông cho rằng, dù việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gặp nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam không thể lơ là vấn đề này. Nếu không hành động, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ mất đi nguồn nhân lực chất xám và không thể thu hút đầu tư nước ngoài."