Chặng đường gian khó phía trước
Nếu bạn có thời gian đến thăm thủ đô Yangon, Myanmar, đi giữa những tòa nhà cao tầng và các quán bar trước khi quay trở về khách sạn mới thật sự tin rằng quốc gia này đang trên con đường đi đến thịnh vượng sau nhiều thập kỷ bị cô lập. Tuy nhiên, đi sâu hơn nữa, tìm hiểu Myanmar kỹ hơn, những vết nứt bắt đầu xuất hiện: cắt điện liên tục, hệ thống thoát nước cũ kĩ lạc hậu, không đủ nhà cho dòng người di cư từ vùng nông thôn.
Myanmar cần có giải pháp giúp đỡ người nông dân tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn |
Tình hình còn tồi tệ hơn tại các vùng nông thôn Myanmar, nơi mà phần nhiều dân số không chỉ sống trong mức nghèo đói cùng cực, mà còn ngập trong nợ nần. Đường sá yếu kém khiến cho việc đưa hàng hóa tới thị trường và đầu tư trở nên tốn kém và khó khăn. Khoảng ba phần tư số trẻ em của đất nước này sống trong những ngôi nhà không có điện. Những cử tri Myanmar hy vọng về cuộc bầu cử chính phủ dân chủ đầu tiên kể từ những năm 1960 sẽ làm mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.
Nhiệm vụ trước mắt đối với chính phủ Myanmar là khá khó khăn. Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có Campuchia có GDP trên đầu người là thấp hơn Myanmar. Nhìn chung, cơ sở vật chất của Myanmar lạc hậu và tồi tàn, luật pháp lỗi thời và sau nhiều thập kỷ bị cô lập, thiếu đầu tư vào giáo dục, những kỹ năng cơ bản của người dân vô cùng yếu kém.
Nguồn thu của Chính phủ cũng là một vấn đề nhức nhối, mức thuế DN và cá nhân cao, nhưng ít người chịu đóng thuế. Chính phủ Liên đoàn Quốc gia (NLD) của bà Aung San Suu Kyi nhận chức trong tình hình lạm phát cao, thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai, tỷ giá hối đoái biến động và một tổ chức cứng nhắc, nhiều lỗ hổng sau hàng thập kỷ tham những, trì trệ theo quy tắc phục tùng cấp cao.
Tuy nhiên, nhìn về mặt tích cực, đất nước này lại nhiều tiềm năng. Myanmar có lực lượng lao động trẻ và giá rẻ, bờ biển trải dài, đất nông nghiệp màu mỡ và có vị trí lý tưởng, nằm giữa các thị trường lớn Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Những người dân Myanmar sống ở nước ngoài đang mang cả nhiệt huyết vào kiến thức của mình đang quay trở lại .
Trong khi đó, các bước đi ban đầu của chính phủ đương nhiệm đã có những thành quả nhất định. Số liệu sơ bộ cho thấy GDP của quốc gia này đã tăng khoảng 8,3% trong năm 2015. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo con số này cũng sẽ giữ vững trong năm nay. Thị trường chứng khoán Yangoon bắt đầu niêm yết vào 25/3/2016 với khoảng 10 công ty lên sàn trong năm nay. Đầu tư nước ngoài đang chảy mạnh vào ngành viễn thông và năng lượng.
Chính phủ cũng tuyên bố rằng sẽ đưa nông nghiệp vào một trong những ưu tiên hàng đầu. Điều này có nguyên do bởi ngành này trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm 70% lực lượng lao động. Trước khi chính quyền quân sự nắm quyền kiểm soát Myanmar vào năm 1962, quốc gia này là nước xuất khẩu gạo hàng đầu – một vị trí mà có thể ít người nghĩ họ có thể giành lại.
Nhưng rồi tất cả đã thay đổi, cơ sở hạ tầng kém và các quy tắc thương mại nội Byzantine khiến thị trường trong nước bị phân tách và năng suất thấp: năm 2012, thu nhập bình quân hàng năm từ sản xuất nông nghiệp tại Myanmar là 194 USD mỗi người lao động, so với 507 USD tại Bangladesh và 706 USD tại Thái Lan.
Trong tương lai gần, cần có giải pháp giúp đỡ người nông dân tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn. Nguồn chính (và trong nhiều thập kỷ là duy nhất) cung cấp tín dụng nông thôn với lãi suất hợp lý, nhưng lại chỉ có các khoản vay nhỏ là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Myanmar. Việc này khiến người dân Myanmar phải tìm đến “tín dụng đen” với lãi suất tới 10% một tháng.
Chính phủ mới của Myanmar cũng phải giải quyết vấn đề quyền lợi đất đai: luật sử dụng đất khó hiểu và kém hiệu lực đang cản trở đầu tư nước ngoài, và khiến người nông dân dễ bị tịch thu đất.
Những điều trên đưa tới hai câu hỏi lớn với việc cải cách nền kinh tế Myamar là liệu quân đội và đảng NLD – những thế lực vốn đối đầu cho đến gần đây, có thể bắt tay làm việc với nhau? Và sau 50 năm cai trị quân sự, liệu chế độ quan liêu có thể thích ứng và ít nhất cố gắng đáp ứng với kỳ vọng cao của người dân?