Cho vay tiêu dùng có cơ hội mở rộng
"Mở lối" cho vay tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen Home Credit công bố kết quả kinh doanh, dẫn đầu ngành tài chính tiêu dùng |
Lợi nhuận công ty cho vay tiêu dùng sụt giảm
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán của Home Credit Việt Nam được công bố mới đây cho thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty tài chính này đạt 375 tỷ đồng - một mức lợi nhuận cao nhất trong ngành tài chính tiêu dùng. Tuy nhiên, con số lợi nhuận này thấp hơn nhiều mức lợi nhuận ròng 1.100 tỷ đồng của năm trước đó, do công ty sử dụng vốn vay ít hơn và sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn trong hoạt động kinh doanh tín dụng cá nhân, cho thấy công ty tài chính rất thận trọng trong phát triển thời kỳ hậu dịch bệnh Covid-19, khi sức cầu vay tiêu dùng trên thị trường sụt giảm mạnh.
Cho vay tiêu dùng dưới hình thức cấp hạn mức cho khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số sẽ là chủ đạo trên thị trường trong thời gian tới |
Theo dữ liệu của Home Credit, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của công ty vào cuối năm 2023 lên mức xấp xỉ 25%, cao hơn rất nhiều so với quy định tối thiểu là 9%. Trong khi đó, nợ xấu của Home Credit đến cuối năm 2023 chỉ mức 2,55%, thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của các công ty tài chính và dưới ngưỡng yêu cầu 3% của ngành Ngân hàng.
Một trường hợp khác, FE Credit cũng đã bắt đầu có lãi trở lại từ quý IV/2023, sau 5 quý liên tiếp lỗ do các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, đặc biệt là sức hấp thụ vốn suy yếu. Một lãnh đạo VPBank - đơn vị nắm giữ phần vốn tại FE Credit - nói với phóng viên xu vàng 777 , mặc dù chưa có đóng góp cho ngân hàng như thời kỳ trước, nhưng công ty tài chính tiêu dùng của họ đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang từng bước kinh doanh ổn định trở lại. Ngoài ra, FE Credit hiện nay có nhà đầu tư Nhật Bản SMBC nên mục tiêu kinh doanh sẽ được tính trên cơ sở trung - dài hạn chứ không còn từng năm như thời kỳ trước.
Trong khi đó với một số công ty tài chính khác, tình hình hoạt động đến nay còn khó khăn do kinh doanh rất thận trọng trong bối cảnh thị trường còn nhiều rủi ro. Ví dụ, Mirae Asset lỗ 963 tỷ đồng trong năm 2023, sau mức lãi 120 tỷ đồng trong năm trước đó, Shinhan Finance sau khi mua lại Công ty tài chính Prudential cũng báo lỗ hơn 460 tỷ đồng, Mcredit giảm lãi 70%...
Điểm khả tín công dân - cơ hội mở rộng cho vay tiêu dùng
Theo số liệu thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến cuối năm 2023, dư nợ cho vay phục vụ đời sống tăng 2,93% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng 21,06% (trong khi cùng kỳ 2022 tỷ lệ dư nợ của lĩnh vực này tăng 20,12% và chiếm tỷ trọng 21,37%). Trong số dư nợ 2,65 triệu tỷ đồng của lĩnh vực này, các ngân hàng chiếm áp đảo, các công ty tài chính chỉ chiếm khoảng 135.000 tỷ đồng.
Theo lộ trình áp dụng Thông tư 18/2019/NHNN-TT, từ ngày 1/1/2024, tỷ lệ cho vay giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt tại các công ty tài chính sẽ còn 30% trên tổng dư nợ mỗi công ty. Trước áp lực cạnh tranh, các công ty tài chính đang đẩy mạnh cho vay phục vụ đời sống theo hình thức hợp tác với các cửa hàng phân phối hàng hóa, dịch vụ. Đón đầu xu hướng này, trong năm qua, Home Credit đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với các đối tác lớn như Thế giới Di động, Traveloka, Tiki...
Ở góc nhìn khác, ông Đan Nguyễn, Giám đốc Phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân của Cathay United Bank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho rằng, công nghệ sẽ giải quyết được bài toàn thủ tục nhanh gọn của việc thẩm định, xác định, duyệt một khoản vay cho người tiêu dùng. Trên thực tế, các công ty tài chính cũng đang số hóa mạnh mẽ để phục vụ phân khúc khách hàng cá nhân của mình. Trong xu hướng đó, việc chấm điểm khả tín công dân có thể mở ra nhiều cơ hội cho các công ty tài chính tiêu dùng nếu số hóa dịch vụ nhanh chóng.
Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu dân cư quốc gia, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an cho biết, tính đến hết năm 2023, cơ quan này đã tích hợp tài khoản định danh cấp độ 2 - VneID thành công với 6 ngân hàng (BIDV, Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VIB, VPBank) để các ngân hàng này triển khai mở tài khoản trực tiếp trên VneID và xác thực online song song với thực hiện bằng thẻ căn cước công dân gắn chip. Theo Thiếu tá Hiển, Bộ Công an đã tổ chức các hội thảo chấm điểm khả tín công dân để tạo điều kiện hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng từ các kênh cho vay tin cậy và chính thống của nhà nước.
6 ngân hàng được thí điểm tích hợp mở tài khoản VneID đã thử nghiệm trên môi trường ảo từ tháng 4/2023 và đến nay đã có thể cấp tín dụng tiêu dùng với các khoản vay có giá trị nhỏ với những khách hàng không có tài sản đảm bảo. Các ngân hàng đủ điều kiện cần Bộ Công an xác nhận bằng một quy định có tính quy phạm pháp luật để thuận tiện cho việc triển khai khoản vay tín chấp căn cứ vào dữ liệu công dân. Theo đó, cho vay tiêu dùng dưới hình thức cấp hạn mức cho khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số sẽ là chủ đạo trên thị trường trong thời gian tới.