Chuẩn hóa, đồng bộ pháp lý hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế tiếp tục yêu cầu các đơn vị kinh doanh bán lẻ xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng 99% số cửa hàng xăng dầu phát hành hóa đơn bán điện tử |
Một trong những nội dung tại Thông báo trên được cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm là giao “Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (Nghị định 123), bảo đảm áp dụng hóa đơn điện tử đối với các giao dịch thương mại điện tử và các hoạt động livestream, dịch vụ ăn uống”.
Thực tế, đối với lĩnh vực hóa đơn, chứng từ, Nghị định 123 là một trong những văn bản pháp lý quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh và chấp hành các quy định pháp luật về thuế, phí của hàng triệu doanh nghiệp lớn, nhỏ. Chính vì thế, mặc dù mới chỉ chính thức có hiệu lực khoảng 2 năm gần đây (từ 1/7/2022) nhưng văn bản pháp lý này đã nhận được hàng trăm kiến nghị sửa đổi, bổ sung từ các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng, nhằm cụ thể hóa và xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.
Việc sửa đổi những quy định không phù hợp với thực tiễn sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp |
Theo nhận định của hầu hết doanh nghiệp và đơn vị tư vấn thuế, những quy định về nguyên tắc lập hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn, nội dung hóa đơn và xử lý hóa đơn sai sót, quy định trong Nghị định 123 hiện nay chưa cụ thể là nguyên nhân chính dẫn tới các vướng mắc, cản trở quá trình quyết toán thuế ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Nhất là các quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế và các quy định về xử lý sai sót hóa đơn do hệ thống phần mềm quản lý của cơ quan thuế gặp trục trặc đều khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian và gây phát sinh các khoản thu nộp không trùng khớp, phải điều chỉnh nhiều lần, thậm chí bị cảnh báo, xử phạt.
Tuy nhiên, thời gian qua, với sự cầu thị của Ban soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 123, rất nhiều vướng mắc pháp lý là nguyên nhân gây ra các bất cập và không phù hợp về hóa đơn, chứng từ đều đã được bổ sung, sửa đổi.
Trong số các quy định pháp lý mới tại dự thảo Nghị định, nhóm các quy định về hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã được sửa đổi, bổ sung khá hợp lý. Theo đó, các nhóm ngành nghề áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã được cụ thể, chi tiết hóa, kèm với các trường hợp, phương pháp xử lý khi có sai sót.
Dự thảo Nghị định cũng đã bổ sung quy định về áp dụng hóa đơn điện tử đối với các doanh nghiệp được cấp hóa đơn theo từng lần và mở rộng phạm vi áp dụng hóa đơn điện tử đối với các lĩnh vực cho thuê tài chính, hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể, phá sản… Những quy định mới này đều được các hiệp hội, ngành hàng đánh giá là tạo thuận lợi đáng kể cho việc xử lý hóa đơn chứng từ công bằng và minh bạch.
Đặc biệt, theo nhận định của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, việc Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về trách nhiệm lập hóa đơn của bên bán và bên mua hàng trong tất cả các trường hợp đã giúp các doanh nghiệp bớt lúng túng và có thể xử lý đồng bộ trong các trường hợp mua bán hàng hóa, nhất là trường hợp nhận lại hàng hóa từ người mua trả lại toàn bộ hoặc một phần.
Cụ thể, Khoản d Điều 19 quy định nếu bên mua trả lại toàn bộ hoặc một phần hàng hóa đã mua thì bên bán có trách nhiệm xuất hóa đơn hoặc lập hóa đơn điều chỉnh. Nếu các hàng hóa thuộc diện phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu đã được đăng ký theo tên bên mua hàng thì bên mua thực hiện lập hóa đơn trả lại hàng hóa cho bên bán.
Theo nhận định của các chuyên gia kế toán thuế, quy định này mặc dù gắn trách nhiệm xuất hóa đơn trong hầu hết các trường hợp cho bên bán hàng. Điều này sẽ gây áp lực đáng kể đối với bộ phận kế toán, sổ sách của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và thương mại điện tử. Tuy nhiên, việc luật hóa chặt chẽ và cụ thể này sẽ thống nhất được cách xử lý vướng mắc về hóa đơn chứng từ đã xảy ra trong suốt các năm 2022-2023 gây lúng túng cho cả ngành Thuế các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.