Chuyển đổi số rút ngắn 70% thời gian thực hiện các thủ tục tại tòa án
Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới sáng tạo Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh chuyển đổi số Co-opBank chi nhánh An Giang: Đẩy mạnh hỗ trợ QTDND chuyển đổi số |
Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành đã diễn ra tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao. |
Quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2022 đã thông qua Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây chính là cột mốc, cũng là nền tảng để các bộ, ngành và toàn xã hội cùng tăng tốc đạt mục tiêu của chương trình, trong đó có ngành tư pháp.
Theo đó, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử luôn được lãnh đạo Tòa án xác định là nhiệm vụ cấp thiết giúp bắt kịp với xu hướng phát triển của tư pháp tiến bộ trên thế giới.
Tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành đã diễn ra tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao diễn ra mới đây, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình xác định: “Việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tử là nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm về thực hiện cải cách tư pháp trong Tòa án, là cơ hội để hệ thống Tòa án nâng cao hiệu quả hoạt động, củng cố niềm tin của người dân vào công lý”.
Và trên hành trình đó, Viettel Solutions cam kết đồng hành và mang đến hệ thống sản phẩm, giải pháp công nghệ số hiệu quả, toàn diện do người Việt Nam xây dựng và làm chủ với tinh thần “Công nghệ từ trái tim”.
Là một đơn vị chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trong công cuộc chuyển đổi số, Viettel Solutions đã trở thành đơn vị đồng hành, tư vấn, cung cấp và triển khai các giải pháp công nghệ số cho Tòa án từ năm 2021 với sự ra đời của Trung tâm Giám sát và Điều hành hoạt động Tòa án nhân dân.
Trong 3 năm qua, bên cạnh Trung tâm Giám sát và Điều hành hoạt động Tòa án nhân dân, Viettel Solutions đã triển khai thành công nhiều hệ thống chuyển đổi số quan trọng cho Tòa án như Trung tâm Dữ liệu Tòa án; Hệ thống quản lý công việc và công tác chỉ đạo điều hành, đồng thời tư vấn và thử nghiệm những hệ thống giải pháp mới như: Trợ lý ảo Tòa án… góp phần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện mô hình kiến trúc của Tòa án điện tử.
Theo báo cáo hiệu quả của Tòa án nhân dân tối cao, trong 3 năm triển khai ứng dụng các hệ thống công nghệ vào hoạt động, ước tính Tòa án đã tiết kiệm được 20% chi phí hoạt động và chi phí xã hội; tăng 30% năng suất lao động của Thẩm phán, công chức Tòa án; rút ngắn 70% thời gian người dân thực hiện các thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án.