Công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp gặp khó
Hàng trăm công trình chờ giấy phép
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, thời gian qua do hoạt động thí điểm xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp tại địa phương phải ngưng lại theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp, nên hàng trăm đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại nông nghiệp gặp khó khăn không thể mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Đại diện Công ty TNHH MTV Bò sữa TP.Hồ Chí Minh cho biết, doanh nghiệp này đã gửi đơn đề nghị cho xây dựng nhà tiền chế diện tích 1000 m2 để chứa phân bón, sơ chế nông sản và làm nhà đặt máy bơm nước trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều tháng qua vẫn chưa được cơ quan chức năng tại Củ Chi chấp thuận. Doanh nghiệp cũng đã gửi kiến nghị UBND thành phố cho thu hồi toàn bộ diện tích hơn 37 ha mà đơn vị đang được giao để trồng chuối và ca cao. Vì nếu nếu không được phép xây dựng các công trình phụ trợ, thì công ty không thể tiến hành sản xuất, kinh doanh.
Tương tự, tại Bình Chánh và TP. Thủ Đức hàng loạt các HTX, như HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc, HTX Nông nghiệp Phước An… cũng bày tỏ những vướng mắc liên quan đến xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp.
Cụ thể, HTX Tuấn Ngọc, hiện đang xin phép cho xây dựng nhà màng, nhà lưới trên đất nông nghiệp tại huyện Củ Chi nhưng chưa được chấp thuận. Do đó, đơn vị đang tính đến việc chuyển về Ninh Thuận, vì địa phương này cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà màng, nhà lưới.
Trong khi đó, ông Trần Văn Thích, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Phước An cho biết, hiện việc xin phép xây dựng nhà màng, nhà lưới của HTX này cũng bị chững lại. “HTX đã gửi đơn lên UBND xã, huyện đề nghị được giải quyết khó khăn nhưng chưa có phản hồi. Nhiều xã viên đã phải chuyển đổi sang nghề khác hoặc bán đất”, ông Thích thông tin.
Theo ghi nhận của xu vàng 777 , từ khi TP.Hồ Chí Minh ban hành Công văn số 3680/UBND-ĐT vào cuối tháng 9/2020 (về thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác và phi nông nghiệp khác), đã có vài trăm công trình phụ trợ như nhà màng, nhà lưới, nhà sơ chế, đóng gói, công trình phụ… được các doanh nghiệp và HTX xây dựng tại các huyện Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè.
Tháng 9/2022, Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh cũng đã có công văn đề nghị tiếp tục mở rộng địa bàn thí điểm chính sách này tại các huyện Bình Chánh và Hóc Môn, đồng thời kéo dài thời gian thí điểm đến hết năm 2025. Tính đến nay đã có hàng nghìn công trình được các doanh nghiệp, HTX đề xuất xây dựng mới. Trong đó, riêng Bình Chánh và Hóc Môn đã có trên 1.100 trường hợp có nhu cầu.
Nhu cầu xây dựng các công trình phụ trợ, nhà sơ chế nông sản trên đất nông nghiệp của các DN, HTX hiện nay rất lớn |
Vận dụng cơ chế đặc thù để nối tiếp chính sách
Theo Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh, sở dĩ hoạt động thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp theo Công văn số 3680/UBND-ĐT bị ngừng lại là vì thời gian qua, Bộ Tư pháp đã có văn bản nhắc nhở nội dung Công văn số 3680 là không phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành. Ngoài ra, mặc dù Luật Đất đai có quy định đất nông nghiệp khác được xây dựng nhà màng, nhà lưới, kho chứa nông sản… Tuy nhiên, hiện nay các quận, huyện tại TP.Hồ Chí Minh đều chưa quy hoạch đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp khác. Do đó, đề xuất thí điểm cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp khác của thành phố không có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Tuy nhiên, sau đó, hầu hết các quận, huyện đều kiến nghị UBND TP.Hồ Chí Minh nghiên cứu cho tiếp tục chính sách này. Do nhu cầu xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ nuôi, trồng, sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ của các doanh nghiệp, HTX là rất lớn và việc tạm ngừng chính sách này sẽ khiến nhiều tổ chức kinh tế nông nghiệp không mở rộng được sản xuất, kinh doanh. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả triển khai những chính sách ưu đãi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp và chuyển dịch kinh tế nông nghiệp đô thị.
Ở góc độ pháp lý, theo Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh, hiện địa phương đang xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030. Vì thế các quận huyện cần rà soát lại nhu cầu và đề xuất đưa diện tích đất phục vụ các công trình phụ trợ vào đất nông nghiệp khác để không vướng chuyển đổi mục đích sử dụng về sau.
Trước mắt, theo các chuyên gia, UBND các quận, huyện cần tổ chức rà soát các trường hợp thí điểm xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp. Từ đó đánh giá tác động để có hướng kiến nghị UBND xử lý. Trong trường hợp bãi hiệu lực của Công văn số 3680/UBND-ĐT thì cần tính toán đến việc xử lý các công trình đã xây dựng.
Được biết, giữa tháng 9 vừa qua, để tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với vấn đề xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp, UBND TP.Hồ Chí Minh đã làm việc với một số địa phương, sở ngành chức năng.
Tại cuộc họp này, nhiều chuyên gia cho rằng hiện nay, TP.Hồ Chí Minh đang bắt đầu triển khai các cơ chế chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội. Vì thế, các sở, ngành có thể vận dụng chính sách mới này để hướng dẫn thí điểm hoạt động xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo đó, có thể nghiên cứu các cơ chế kết hợp chính sách khuyến khích phát triển du lịch sinh thái với các quy định cho phép xây dựng các công trình phục vụ du lịch nông nghiệp; quy định rõ ràng các loại hình công trình phụ trợ được xây dựng trên đất nông để có hướng đề xuất thí điểm theo cơ chế đặc thù, đồng thời đưa ra các chế tài cụ thể để xử lý các trường hợp biến tướng, lợi dụng chính để trục lợi.