"Của để dành" của doanh nghiệp địa ốc giảm mạnh
Khi doanh nghiệp địa ốc rời thị trường Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: Đồng hành cùng doanh nghiệp địa ốc vượt khó |
Doanh nghiệp sẽ chỉ ghi nhận doanh thu một khi đã hoàn thành và bàn giao các dự án bất động sản đã xây dựng cho khách hàng. Vì thế, đôi khi “Người mua trả tiền trước ngắn hạn” được giới đầu tư coi là chỉ báo doanh thu/lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp. Việc các khoản mục này trong quý III/2023 giảm mạnh so với số đầu kỳ đã phản ánh những khó khăn hiện tại và triển vọng tương lai gập ghềnh của nhóm bất động sản.
Thống kê top 10 doanh nghiệp có “của để dành” lớn nhất tính đến cuối quý III/2023 đạt 136.554 tỷ đồng, giảm 25,76% so với số đầu năm.
Nếu tính về quy mô, Tập đoàn Vingroup - CTCP (HoSE: VIC) và công ty con CTCP Vinhomes (HoSE: VHM) là hai đơn vị đứng đầu thị trường với hạng mục Người mua trả tiền trước/Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn lần lượt là 55.407 tỷ đồng (-32,38%) và 39.807 tỷ đồng (-37,21%). “Của để dành” của Vingroup giảm mạnh chủ yếu do “Người mua trả tiền trước ngắn hạn” 48.585 tỷ đồng giảm hơn 37,6%; tương tự khoản mục này của Vinhomes cũng giảm 38,5%.
Cái tên đáng chú ý có “của để dành” tăng mạnh là CTCP Tập đoàn Real Tech (HNX: KSF) khi đạt 2.217 tỷ đồng, tương đương tăng mạnh gần 141%. Chiếm chủ yếu khoản mục này của KSF là người mua trả tiền trước căn hộ thuộc dự án SunShine Golden River và SunShine City Sài Gòn với tổng giá trị lần lượt là 1.002 tỷ đồng và gần 898 tỷ đồng.
Cùng với “của để dành” giảm, “hàng tồn kho” của các doanh nghiệp lớn kể trên tính đến cuối kỳ báo cáo tài chính quý III/2023 ghi nhận đạt 439.364,83 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,07% so với số đầu kỳ. Lưu ý rằng con số kể trên chiếm đến gần 98% tổng hàng tồn kho của các doanh nghiệp trên 3 sàn HoSE, HNX, UPCoM.
Ba “ông lớn” Vingroup, Vinhomes, và NovaLand tiếp tục là những cái tên đứng đầu xét về quy mô hàng tồn kho. Theo đó, tại ngày cuối kỳ báo cáo tài chính quý III/2023, tổng tài sản Vingroup đạt 83,672 tỷ đồng, chiếm 13% tổng tài sản và giảm 15% so với đầu năm; chiếm chủ yếu là bất động sản để bán đang xây dựng (59.084 tỷ đồng), giảm gần 23%.
Kỳ vọng doanh số bán bất động sản sẽ diễn biến tích cực trong năm 2024 |
Đánh giá từ các chuyên gia đến từ CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), các giao dịch và hoạt động của thị trường bất động sản trong quý III/2023 cải thiện chậm hơn so với kỳ vọng trước đó, trong khi sự phục hồi của tâm lý người mua bất động sản bị ảnh hưởng do rủi ro biến động lãi suất gia tăng.
VCSC cho rằng những diễn biến tỷ giá gần đây cũng đã làm dấy lên mối lo ngại của các nhà đầu tư chứng khoán và tâm lý người mua nhà.
“Chúng tôi cho rằng, các giao dịch trên thị trường sơ cấp trong 6 tháng tới sẽ chủ yếu đến từ những giai đoạn tiếp theo tại các dự án đã triển khai/hiện hữu, trong khi việc triển khai dự án mới sẽ không thể hồi phục nhanh chóng do chủ đầu tư cần nhiều thời gian để thu hút sự quan tâm của thị trường và xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp và/hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý và khởi công xây dựng trước khi mở bán”, VCSC phân tích.
Công ty chứng khoán này tiếp tục kỳ vọng doanh số bán bất động sản sẽ diễn biến tích cực trong năm 2024 so với mức thấp của năm 2023 dựa trên sự kỳ vọng về cải thiện niềm tin của người mua nhà và hoạt động môi giới bất động sản; cũng như các thủ tục pháp lý thuận lợi hơn khi chính quyền địa phương sẽ đẩy nhanh quá trình phê duyệt cho các dự án mới và dự án tồn đọng khi bộ luật có hiệu lực vào năm 2024.