Điểm lại thông tin kinh tế tuần trước kỳ nghỉ lễ 2/9
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/8 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 29/8 |
Điểm lại thông tin kinh tế |
Tổng quan
Giá dầu thế giới từ nay đến cuối năm 2024 được dự báo giảm nhẹ so với các dự báo trước đó do nguồn cung tăng trong khi nhu cầu từ các nước nhập khẩu dầu mỏ, đặc biệt nước tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc, giảm đáng kể.
Các nhà phân tích nhận định, các yếu tố sau tác động làm tăng nguồn cung dầu mỏ:
(i) nguồn cung từ thángỹ tăng cao khi hiệu quả khai thác ở nước này tăng;
(ii) các nước trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) thông báo sẽ tăng sản lượng trong nửa cuối 2024 và trong năm 2025. Cụ thể, nguồn cung dầu đá phiến của thángỹ đã tăng vượt kỳ vọng tới 200.000 thùng/ngày trong tháng vừa qua.
Bên cạnh đó, OPEC+ có kế hoạch đưa một số thùng trở lại thị trường vào quý 4 năm 2024. Điều chỉnh này nhằm mục đích quản lý sự cân bằng giữa cung và cầu và giảm mức cắt giảm sản lượng hiện tại từ khoảng 6,7 triệu thùng/ngày (b/d) xuống còn khoảng 4,25 triệu b/d vào cuối năm 2025. Hơn nữa, sản lượng dầu ngoài OPEC+ dự kiến sẽ tăng đáng kể, với mức tăng trưởng dự kiến khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày (b/d) theo năm vào năm 2024 và 1,6 triệu b/d yoy vào năm 2025. Những nước đóng góp chính cho mức tăng trưởng này bao gồm Brazil, Guyana, Canada… Do đó, thị trường dầu mỏ cho thấy dư cung vào cuối 2024 và cả năm 2025.
Ở chiều ngược lại, tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại đáng kể. Trước hết, phải kể đến việc nhu cầu dầu của Trung Quốc trở nên yếu hơn. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm, tỷ lệ thâm nhập xe điện tăng mạnh mẽ ở nước này làm giảm nhu cầu về dầu. Vào tháng 7/2024, một số chỉ số cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang hạ nhiệt, bao gồm giá nhà giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Tháng 7, lượng dầu thô nhập khẩu từ Nga của Trung Quốc đã giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2023, do nhu cầu nhiên liệu trong nước và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022, khi cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc.
Ngoài ra, trên thế giới, thuế quan tăng, đặc biệt là trong bối cảnh kết quả bầu cử tổng thống thángỹ, có thể tác động tiêu cực đến các thị trường mới nổi (E tháng) và nhu cầu hàng hóa toàn cầu. Hơn nữa, nhu cầu dầu của Châu Âu cũng đang chậm lại khi khu vực này đầu tư tích cực vào năng lượng xanh và phi công nghiệp hóa.
Do các yếu tố trên, Goldman Sachs ngày 28/08 đã hạ biên độ dự báo giá dầu Brent xuống còn 70-85 USD/thùng, giảm 5USD so với ước tính trước đó. Ngân hàng thángorgan Stanley cũng dự báo cắt giảm giá dầu quý cuối năm 2024 từ 85 USD/thùng xuống còn 80 USD/thùng. Ngân hàng này cũng giảm nhẹ dự báo giá dầu cho 2025 so với dự báo trước đó từ mức 76 USD/thùng xuông mức 75 USD/thùng. Fitch Solutions giữ nguyên dự báo của mình về giá dầu thô Brent ở mức trung bình 85 USD/thùng vào năm 2024 và 82 USD/thùng vào năm 2025.
Tóm lược thị trường trong nước từ 26-30/8
Thị trường ngoại tệ, trong tuần từ 26-30/8, tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng – giảm nhẹ. Chốt ngày 30/08, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24.224 VND/USD, giảm 26 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
Sở giao dịch NHNN tiếp tục niêm yết tỷ giá mua USD ở mức 23.400 VND/USD ở tất cả các phiên trong khi tỷ giá bán USD được điều chỉnh tăng - giảm qua các phiên, chốt ngày 30/08, niêm yết ở mức 25.385 VND/USD, giảm 65 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
Tỷ giá đô-đồng liên ngân hàng trong tuần từ 26-30/8 biến động giảm ở 2 phiên đầu tuần và tăng ở 2 phiên cuối tuần. Kết thúc phiên 30/08, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 24.865 giảm mạnh 112 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.
Tỷ giá đô-đồng trên thị trường tự do cũng giảm trong tuần qua. Chốt phiên 30/8, tỷ giá tự do giảm 90 đồng ở chiều mua vào và giảm 80 đồng ở chiều bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch tại 25.110 VND/USD và 25.200 VND/USD.
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng, tuần từ 26-30/8, lãi suất VND liên ngân hàng trong tuần biến động tăng – giảm nhẹ. Chốt ngày 30/8, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức: qua đêm 4,47% (+0,01 điểm phần trăm); 1 tuần 4,53% (-0,03 điểm phần trăm); 2 tuần 4,60% (-0,06 điểm phần trăm); 1 tháng 4,72% (không đổi).
Lãi suất USD liên ngân hàng trong tuần qua giảm nhẹ ở tất cả các kỳ hạn. Phiên 30/8, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức: qua đêm 5,31% (-0,01 điểm phần trăm); 1 tuần 5,35% (-0,01 điểm phần trăm); 2 tuần 5,38% (-0,01 điểm phần trăm) và 1 tháng 5,43% (-0,01 điểm phần trăm).
Trên thị trường mở tuần từ 26-30/8, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 35.000 tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4,25%. Có 33.312 tỷ đồng trúng thầu, có 21.447 tỷ đáo hạn trong tuần qua.
NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN, có 24.800 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.
Như vậy, NHNN bơm ròng 36.664 tỷ đồng ra thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 50.311,91 tỷ, khối lượng tín phiếu lưu hành ở mức 21.999,7 tỷ đồng.
Thị trường trái phiếu, ngày 28/8, Kho bạc Nhà nước đấu thầu thành công 8.090 tỷ đồng/12.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu, tỷ lệ trúng thầu đạt 67%. Trong đó, kỳ hạn 5 năm huy động được 330 tỷ đồng/500 tỷ đồng gọi thầu, 10 năm huy động được 6.350 tỷ đồng/7.000 tỷ đồng, 15 năm huy động được 950 tỷ đồng/4.000 tỷ đồng và 20 năm huy động được 460 tỷ đồng/500 tỷ đồng gọi thầu. Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn 5 năm-15 năm không đổi so với phiên đấu thầu trước, cụ thể: 5 năm là 1,95%, 10 năm 2,71%, 15 năm 2,90%, kỳ hạn 20 năm 3,0% (+0,02 điểm phần trăm).
Trong tuần này, ngày 04/9, Kho bạc Nhà nước dự kiến chào thầu 12.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trong đó kỳ hạn 5 năm chào thầu 500 tỷ đồng, 10 năm chào thầu 7.000 tỷ đồng, 15 năm 4.000 tỷ đồng và 30 năm chào thầu 500 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 13.423 tỷ đồng/phiên, tăng so với mức 12.073 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong tuần qua ít biến động. Chốt phiên 30/08, lợi suất trái phiếu chính phủ giao dịch quanh 1 năm 1,86% (không đổi so với phiên cuối tuần trước); 2 năm 1,88% (không đổi); 3 năm 1,90% (không đổi); 5 năm 1,95% (không đổi); 7 năm 2,23% (+0,002 điểm phần trăm); 10 năm 2,72% (-0,004 điểm phần trăm); 15 năm 2,90% (+0,001 điểm phần trăm); 30 năm 3,18% (không đổi).
Thị trường chứng khoán, tuần từ 26-30/8, thị trường chứng khoán dao động biên độ hẹp. Kết thúc phiên 30/08, VN-Index đứng ở mức 1.283,87 điểm, giảm 1,45 điểm (-0,11%) so với cuối tuần trước đó; HNX-Index giảm 2,51 điểm (-1,05%) đạt 237,56 điểm; UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,25%) xuống 94,17 điểm.
Thanh khoản thị trường trung bình đạt khoảng 16.568 tỷ đồng/phiên cao hơn mức 18.964 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Khối ngoại bán ròng 1.712 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Tin quốc tế
Nước Mỹ ghi nhận nhiều chỉ báo kinh tế quan trọng trong tuần vừa qua. Đầu tiên, Cơ quan Phân tích Kinh tế Mỹ BEA cho biết, theo báo cáo sơ bộ lần 2, GDP nước này tăng trưởng 3,0% so với quý trước trong quý 2, điều chỉnh tích cực hơn so với mức tăng 2,8% theo thống kê lần đầu, đồng thời cao hơn khá nhiều mức tăng 1,4% trong quý đầu năm.
Cũng trong báo cáo này, PCE toàn phần và PCE lõi được công bố lần lượt tăng 2,5% và 2,8% so với quý trước trong quý 2, đều được điều chỉnh xuống từ mức tăng 2,6% và 2,9% của báo cáo lần đầu.
Trong tháng 7, PCE lõi tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước, bằng với mức tăng của tháng trước đó. So cùng kỳ, PCE lõi tăng 2,6% so với cùng kỳ, không thay đổi so với mức tăng ghi nhận ở tháng 6 và tháng 5.
Tại thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại thángỹ tuần kết thúc ngày 24/8 ở mức 231 nghìn đơn, gần khớp với dự báo đi ngang ở mức 232 nghìn đơn của tuần trước đó. Số đơn trung bình 4 tuần gần nhất ở mức 231,5 nghìn đơn, giảm 4,75 nghìn so với trung bình 4 tuần liền trước.
Tiếp theo, về lĩnh vực sản xuất, Viện Quản lý Cung ứng Mỹ ISM cho biết PMI lĩnh vực này ghi nhận mức 47,2% trong tháng 7, tăng nhẹ từ 46,8% của tháng 6, thấp hơn một chút so với mức 47,5% theo kỳ vọng.
Về lĩnh vực bất động sản, doanh số nhà chờ bán tại thángỹ giảm mạnh 5,5% so với tháng trước trong tháng 7 sau khi tăng 4,8% ở tháng trước đó, trái với dự báo tiếp tục tăng nhẹ 0,2%. So với cùng kỳ năm 2023, doanh số nhà chờ bán trong tháng 7 giảm khoảng 8,5% so với cùng kỳ.
Cuối cùng, Tổ chức Conference Board khảo sát cho biết chỉ số niềm tin tiêu dùng tại thángỹ ở mức 103,3 điểm trong tháng 8, tăng nhẹ từ mức 101,9 điểm của tháng trước đó, trái với dự báo giảm xuống còn 100,9 điểm. Trong tuần này, thị trường chờ đợi các thông tin chi tiết về thị trường lao động Mỹ, được công bố vào tối Thứ Sáu ngày 06/9 theo giờ Việt Nam.
Eurozone cũng đón một số thông tin kinh tế đáng chú ý. Đầu tiên, Văn phòng Thống kê Liên minh châu Âu Eurostat công bố CPI toàn phần và CPI lõi của Eurozone lần lượt tăng 2,2% và 2,8% so với cùng kỳ trong tháng 8 theo báo cáo sơ bộ, cùng giảm tốc so với mức tăng 2,6% và 2,9% ở tháng 7, đồng thời khớp với các con số dự báo của các chuyên gia.
Tại thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone giảm nhẹ xuống mức 6,4% trong tháng 7, trái với dự báo đi ngang ở mức 6,5% như kết quả thống kê tháng 6. Tại nước Đức nói riêng, GDP tại quốc gia này chính thức giảm 0,1% so với quý trước trong quý 2, không điều chỉnh so với dữ liệu sơ bộ, đồng thời cũng khớp với dự báo của các chuyên gia.
Về lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng CPI toàn phần tại nước Đức giảm nhẹ 0,1% so với tháng trước trong tháng 8 sau khi tăng 0,3% ở tháng trước, trái với dự báo đi ngang của các chuyên gia. Bên cạnh đó, CPI lõi cũng giảm nhẹ 0,1% trong tháng này. So với cùng kỳ năm 2023, CPI toàn phần và CPI lõi tại Đức lần lượt tăng khoảng 1,9% và 2,8% so với cùng kỳ trong tháng 8, cùng thu hẹp so với mức tăng 2,3% và 2,9% ghi nhận ở tháng 7.
Tiếp theo, niềm tin tiêu dùng tại nước Đức do GfK khảo sát được ở mức -22,0 điểm trong tháng 8, giảm xuống từ mức -18,6 điểm của tháng 7 và trái với dự báo tăng nhẹ lên -18,3 điểm.