Điều gì tác động đến kết quả thi cử của học sinh
Gần đây một số nhà tuyển dụng tuyên bố họ không xem nặng vấn đề bằng cấp của các ứng viên. Song thực tế để có vị trí việc làm theo mong muốn đa số người lao động vẫn phải trải qua các kỳ thi chứng minh năng lực từ khi là học sinh. Do đó kết quả các kỳ thi vẫn là mối quan tâm hàng đầu của học sinh.
Nguồn : Oxford learning |
Nghiên cứu khoa học được công bố mới đây của Dev Patel thuộc viện Kinh tế Đại học Harvard và Justin Sandefur thuộc Trung tâm Phát triển Toàn cầu đã đưa ra bằng chứng cho thấy sự giàu có của một quốc gia có sức ảnh hưởng lên kết quả thi cử của học sinh.
Việc so sánh, đánh giá điểm thi trên toàn thế giới là điều không đơn giản. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học ban đầu đã gặp khó khăn khi chọn mẫu, bởi trong khi hầu hết các nước phát triển có kỳ thi quốc gia, nhiều nước đang phát triển chỉ có kỳ thi theo vùng. Do đó, họ đã xây dựng mô hình thống kê “Rosetta Stone”. Mô hình này cho phép các nhà nghiên cứu quy đổi điểm kiểm tra của 628.,601 học sinh tại 80 quốc gia theo thang điểm các bài kiểm tra thông dụng quốc tế. Sau quy đổi, kết quả các bài kiểm tra được đem ra so sánh với kết quả thống kê TIMISS (thống kê so sánh thành tựu toán học và nghiên cứu khoa học của học sinh Mỹ).
Nguồn: The Economist |
Nghiên cứu chỉ ra, mức GDP đầu người có ảnh hưởng lớn hơn thu nhập gia đình đến kết quả kiểm tra... Ví dụ, những học sinh thuộc các gia đình nghèo ở các nước giàu - với thu nhập $5.000 một năm - sẽ đạt khoảng 500 trên 1.000 điểm kiểm tra ở Mỹ và 560 điểm ở Nhật Bản. Ngược lại, những người ở các gia đình có thu nhập $10.000 một năm ở một quốc gia có thu nhập trung bình, chẳng hạn như Costa Rica, chỉ được 475 điểm.
Thêm vào đó, sự thay đổi trong thu nhập gia đình ở mỗi quốc gia có khoảng cách giàu- nghèo cũng có mức ảnh hưởng khác nhau đến kết quả học tập của học sinh
Một lý do có thể giải thích cho việc này, là tại các nước có sự bất bình đẳng cao, ví dụ Brazil, giới tinh hoa có xu hướng giáo dục con cái của họ ở những cơ sở tư nhân nơi tập trung nhiều người giàu. Ngược lại, ở những quốc gia có mức phân bố thu nhập tương đối đồng đều, như Croatia hay Armenia, học sinh thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau có nhiều khả năng học cùng trường hơn. Điều này có thể làm giảm tác động của sự giàu có của gia đình đối với điểm thi.
Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều học sinh trong những gia đình có thu nhập thấp đã chọn con đường học hành để thoát nghèo. Lúc đó, cho dù họ là công dân của một nước phát triển hay đang phát triển thì thành tích thi cử đều rất xuất sắc.