Đổi mới quy trình hải quan thúc đẩy phát triển thương mại điện tử
Đổi mới quy trình hải quan thúc đẩy phát triển thương mại điện tử |
Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới, ông Nguyễn Bắc Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết tại buổi Tọa đàm về chủ đề “Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới” do Tạp chí hải quan tổ chức ngày 11/8/2023.
Theo đánh giá của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tại báo cáo về Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI), tốc độ tăng trưởng trung bình năm của Việt Nam từ 25-30%, dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2015-2025 là 29% khi đó quy mô thương mại điện tử của Việt Nam đạt ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ ba Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan.
Mặc dù thương mại điện tử xuyên biên giới (TMĐT) đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó doanh nghiệp Việt phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến pháp lý, quản lý vận chuyển, chính sách và thủ tục hải quan, thuế và chính sách thương mại quốc tế. Theo đó, doanh nghiệp cần có kiến thức và hiểu biết sâu về các quy định, quy trình thương mại quốc tế để đảm bảo tuân thủ đúng và tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh.
Việt Nam chưa có quy định riêng về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nên chưa có đủ cơ sở thống kê đầy đủ lượng hàng hóa này, tuy nhiên qua công tác quản lý hải quan cho thấy số lượng giao dịch thương mại điện tử phát triển nhanh, nhất là hàng giao dịch điện tử gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu chính.
Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế hiện nay tại Khung tiêu chuẩn thương mại điện tử qua biên giới của Tổ chức Hải quan thế giới cũng chỉ khuyến nghị việc thực hiện thủ tục hải quan đơn giản, tạo thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại điện tử mà không quy định chi tiết các thủ tục hải quan phải thực hiện.
Do đặc điểm của hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử thường là hàng hóa nhỏ lẻ, trị giá thấp, hàng hóa của cá nhân, sử dụng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân. Đồng thời, do các giao dịch thương mại điện tử đối với hàng hóa đơn giản, thuận tiện, nên các lô hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử số lượng nhiều và tăng nhanh trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử gặp phải các vướng mắc về thủ tục hải quan, đánh giá rủi ro, áp lực tốc độ thông quan hàng hóa, kiểm tra chuyên ngành, công tác phòng, chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử …
Vì vậy, người mua hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến cấp phép, khi mua hàng hóa của cá nhân, số lượng nhỏ được giao dịch qua thương mại điện tử. Điều này dẫn đến số lượng hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử khi nhập khẩu người mua không xin được giấy phép liên quan đến việc kiểm tra chuyên ngành nên đã từ bỏ hàng hóa dẫn đến cơ quan hải quan phải xử lý các lô hàng tồn đọng tại cửa khẩu với số lượng lớn.
Do vụ việc có yếu tố nước ngoài, nhiều nội dung cần xác minh làm rõ nhưng đối tượng liên quan đến vụ việc lại ở nước ngoài phụ thuộc vào “sự thiện chí” hợp tác của cơ quan hải quan nước bạn. Thực tiễn nhiều vụ việc yêu cầu cơ quan hải quan nước bạn cung cấp thông tin nhưng không nhận được kết quả trả lời hoặc kết quả trả lời chung chung, không đúng yêu cầu. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh và xử lý vi phạm liên quan đến giao dịch thương mại điện tử.
Ngoài ra, các giao dịch do các bên ký kết thông qua hình thức giao dịch điện tử gây khó khăn cho công tác “giám định”, đánh giá chứng cứ. Để tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy, thuận lợi trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng nhà nước quy định nhiều hình thức xác lập giao dịch giữa các bên với nhau. Lợi dụng điều này, các đối tượng vi phạm đã làm giả nhiều hồ sơ, chứng từ, tài liệu để thực hiện các vi phạm. Do các bên thỏa thuận với nhau thông qua hình thức giao dịch điện tử nên gây khó khăn cho công tác giám định, đánh giá chứng cứ trước khi đưa ra quyết định xử lý.
Từ những vướng mắc trên cho thấy, Việt Nam cần thiết phải đổi mới chính sách quản lý, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Quyết định số 431/QĐ-TTg. Tại Quyết định phê duyệt Đề án đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử. Hiện Dự thảo đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ ký ban hành