Dòng chảy tín dụng cho tam nông đang phát huy hiệu quả
Dòng chảy tín dụng nông nghiệp tăng mạnh Nhiều giải pháp kiểm soát dòng chảy tín dụng |
Chia sẻ tại hội nghị, nông dân Nguyễn Hồng Quyết đến từ Bình Dương cho biết, thực tế hiện nay, theo chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn “Nghị định số 55/2015/NĐ-CP nay là Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ”, khách hàng là cá nhân, hộ gia đình đầu tư trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, lâu năm được vay tối đa 200 triệu đồng/hộ. Trong khi đó, nhiều hộ nông dân sản xuất với diện tích lớn tới hàng chục, hàng trăm ha cần nhu cầu vốn hàng tỷ đồng. Vì vậy, ông Quyết có đề nghị cần ban hành cơ chế, giải pháp để nông dân được thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai (sản phẩm thu hoạch trong tương lai) để có thể vay nhiều vốn hơn phục vụ sản xuất quy mô lớn.
Có đồng vốn, nông dân sẽ có cơ hội làm giàu Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, việc phát triển nông nghiệp tuy đã đạt được những kết quả tích cực, song tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua vẫn chủ yếu dựa trên “tư duy sản xuất”, cần nhanh chóng chuyển đổi sang “tư duy kinh tế”, tích hợp đa giá trị, gắn với phát triển xanh và bền vững. Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm xuyên suốt về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân; đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược quan trọng, khẳng định vai trò, vị thế của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong tiến trình phát triển đất nước. Những năm qua, nông nghiệp nước ta đã đóng vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Năm 2023 đánh dấu mốc quan trọng, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo với tổng giá trị 4,8 tỷ USD. Đã có 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 5 tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để phát huy quyền làm chủ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho bà con nông dân, đồng thời triển khai thắng lợi, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, Hội Nông dân Việt Nam tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể, nâng cao nhận thức của nông dân về phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, nông nghiệp thông minh, sạch và an toàn; tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Tạo điều kiện, khuyến khích nông dân, lao động nông thôn học nghề, nâng cao năng lực gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi… Chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân, tập trung triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp. Riêng đối với ngành Ngân hàng, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu hình thức cho vay tín chấp, cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai nhiều hơn để hỗ trợ cho người nông dân. Người nông dân thật thà, chân thành, nếu vay được đồng vốn thì có thể giàu lên. Vì vậy, ngân hàng phải linh hoạt giúp người nông dân tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn, nhưng đảm bảo đồng vốn đi đúng địa chỉ và hiệu quả. Ngoài ra, chính quyền các cấp tăng cường quản lý, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước, đồng thời vận động nguồn lực xã hội cho quỹ hỗ trợ nông dân để xây dựng các mô hình điểm trong phát triển nông nghiệp ở nông thôn. |
Với ý kiến này, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho rằng, đây là câu chuyện rất thời sự, làm sao tạo cơ chế chính sách cho bà con nông dân phát triển nông nghiệp, làm ăn lớn, nhất là nông nghiệp giá trị cao. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ có rất nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vì xác định đây là mặt trận hàng đầu của kinh tế đất nước. Riêng ngành Ngân hàng, đến thời điểm hiện nay có 18 văn bản đồng nghĩa với 18 chính sách trực tiếp hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Toàn cảnh hội nghị |
Không chỉ cơ chế chung cả nước mà chính sách của ngành Ngân hàng còn đi vào từng vùng miền như cơ chế riêng cho Đồng bằng sông Cửu Long với cây lúa, tôm, cá; với khu vực Tây Nguyên là cây cà phê, trồng trọt cây công nghiệp; khu vực vùng núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng hoặc đối với bà con đóng tàu để đánh bắt khơi xa... Bên cạnh đó, khi có thiên tai, dịch bệnh có tổn thất, khó khăn liên quan đến nông nghiệp, ngân hàng cũng có hỗ trợ kịp thời.
Đối với việc tiếp cận tín dụng, theo lãnh đạo NHNN, nông nghiệp, nông thôn luôn là lĩnh vực ưu tiên, không có một cơ chế nào hạn chế thậm chí còn có cơ chế động viên khuyến khích, ưu tiên với các NHTM để đầu tư lĩnh vực này. Chính vì vậy, hiện tổng dư nợ nền kinh tế khoảng 13,4 triệu tỷ đồng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 1/4 dư nợ của cả nền kinh tế. Mức tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp nông thôn thường xuyên duy trì ở mức cao nhất trong tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 10-12% hàng năm, kể cả những năm có dịch hay khó khăn như thời gian qua.
Được đánh giá là quyết sách rất đổi mới, căn cơ với bà con nông dân, nhưng sau 8 năm được ban hành, một số nhóm đối tượng được hưởng cơ chế ưu tiên, ưu đãi tại Nghị định 55, sau này là Nghị định 116, đã thay đổi theo hướng ngày càng lớn mạnh hơn. Phó Thống đốc cho rằng, có thể giờ đây “chiếc áo” cơ chế này đã chật cần nới rộng hơn. Vì vậy, vừa qua, NHNN tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành khác chuẩn bị nghiên cứu để mở rộng thêm đối tượng.
“Đề xuất của anh Quyết là cần thiết, NHNN sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ mở rộng đối tượng của Nghị định 55, phù hợp hơn với điều kiện thực tế và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước hiện nay”, Phó Thống đốc chia sẻ.
Còn với vấn đề lãi suất, lãnh đạo NHNN cho rằng, đây là vấn đề thực hiện theo quy luật kinh tế thị trường. Các NHTM huy động để cho vay nên lãi suất huy động sẽ quyết định lãi suất cho vay. Tuy nhiên, nông nghiệp, nông thôn là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên được ưu đãi với mức trần lãi suất được các NHTM áp dụng không quá 4%/năm.
Về tài sản đảm bảo, các cơ chế, chính sách đã nêu rõ không phải tất cả các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo mà có thể bằng tín chấp, tài sản hình thành trong tương lai… “Tất cả những điều này đã được quy định cụ thể, tuy nhiên sử dụng hình thức nào thì do NHTM và người vay thỏa thuận. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ cả hai phía để có hình thức vay phù hợp”, Phó Thống đốc lưu ý.