Đột phá cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 Môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện đã thu hút nhiều nhà đầu tư Đức |
Để giữ vị thế và duy trì kết quả trên, 6 tháng đầu năm 2024, NHNN tiếp tục tập trung CCHC với những đột phá trong cải cách thể chế, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đột phá cải cách thể chế
Năm 2024 là năm bứt phá, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Đầu năm 2024 Quốc hội thông qua Luật Các TCTD (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trước đó năm 2023, Quốc hội thông qua Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi), khiến khối lượng công việc ban hành văn bản của NHNN là rất lớn. Vì vậy, ngay từ đầu năm Thống đốc NHNN đã chỉ đạo toàn hệ thống NHNN tập trung nguồn lực, khẩn trương trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng và các lĩnh vực hoạt động ngân hàng.
Với Luật Các TCTD (sửa đổi) là luật chuyên ngành rất khó và phức tạp, có tác động đến hoạt động của không chỉ các TCTD, mà còn cả doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, NHNN đặt ra yêu cầu đối với văn bản pháp luật được giao xây dựng, vừa phải tạo được động lực cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ là để hoạt động ngân hàng an toàn, ổn định; bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho các TCTD.
Kết quả là tính đến ngày 1/7/2024, về cơ bản, NHNN đã nỗ lực đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong 6 dự thảo Nghị định được giao, NHNN đã trình Chính phủ ký ban hành 2 Nghị định, trình Chính phủ phê duyệt 4 dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 1 dự thảo Quyết định và ký ban hành 38 thông tư.
Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, cụ thể như: trình Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Đây là một trong những văn bản pháp luật quan trọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một xã hội thanh toán không dùng tiền mặt vào năm 2030.
Là thành viên Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ, Thống đốc đã chỉ đạo NHNN xây dựng Kế hoạch của NHNN về rà soát, xử lý vướng mắc tại các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN xây dựng và ban hành. Đồng thời chủ động rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực khác liên quan có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập ảnh hưởng tới các đơn vị trong ngành để tổng hợp gửi Ban chỉ đạo.
Các ngân hàng đã đơn giản hóa thủ tục, tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp |
Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp thực tài
Nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài, 6 tháng đầu năm 2024, NHNN tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy với việc triển khai thực hiện Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 của Chính phủ. Trong đó, NHNN đã ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 57 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố loại 3 và 4; NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố loại 2. Tiếp tục xây dựng Đề án vị trí việc làm của các đơn vị hành chính thuộc NHNN và cơ cấu ngạch công chức. Hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 102/2022/NĐ-CP và Nghị định số 26/2024/NĐ-CP.
Cải cách công chức, công vụ được thúc đẩy với việc triển khai Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngân hàng năm 2024. Đặc biệt, NHNN đã thực hiện kế hoạch, Đề án chuyên gia và Đề án xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức; Dự án SECO đối với Đề án cán bộ nguồn cho các vị trí lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2024 - 2026; Cử cán bộ thuộc danh sách quy hoạch chuyên gia và giảng viên kiêm chức tham gia giảng dạy tại các khóa học do NHNN tổ chức; xây dựng bài giảng điện tử
E-learning; Cử cán bộ tham gia các khóa học chuyên sâu/nâng cao ở trong và ngoài nước; triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng hợp tác với các tổ chức như GIZ, ATTF, SEACEN, IMF… Đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Nâng cao ý thức, văn hóa công vụ và đạo đức cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại NHNN.
Hướng tới hình thành môi trường, cách thức vận hành công việc trong hệ thống NHNN dựa trên dữ liệu và công nghệ số, đáp ứng định hướng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, NHNN tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ. Trong đó, NHNN đẩy mạnh thực hiện tích hợp, kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG), hệ thống thông tin một cửa điện tử với các hệ thống liên quan theo yêu cầu của Chính phủ và phục vụ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của NHNN; từng bước số hóa, điện tử hóa quy trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ giải quyết TTHC của NHNN tại bộ phận một cửa; Tiếp tục hướng dẫn các đơn vị thuộc NHNN áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 vào hoạt động tác nghiệp, quản lý, điều hành có hiệu quả. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện Đề án Văn phòng điện tử không giấy tờ áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN.
Không chỉ riêng NHNN, công cuộc cải cách ngày một sâu và rộng trong toàn ngành với sự sát sao của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, thành viên Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ trong chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành luôn bám sát và tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các kế hoạch, chương trình hành động về công tác CCHC. Đặc biệt là triển khai tích cực Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng năm 2030. Đồng thời chỉ đạo toàn ngành tham gia tích cực vào việc thực hiện Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, như chỉ đạo các NHTM, các tổ chức trung gian thanh toán tích cực đầu tư ứng dụng công nghệ, kết nối với cổng DVCQG để thực hiện thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ đã được tích hợp; cung cấp dịch vụ công ngành Ngân hàng trực tuyến toàn trình và tích hợp trên Cổng DVCQG và Đề án 06; triển khai 41/53 dịch vụ công thiết yếu ở mức độ toàn trình.
Về kết nối CSDLQGvDC phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành Ngân hàng, các TCTD đang tích cực phối hợp với các doanh nghiệp được Bộ Công an cấp giấy phép cung cấp giải pháp xác thực người dùng bằng thẻ CCCD gắn chíp để tổ chức triển khai giải pháp xác thực khách hàng tuân thủ Quyết định 2345/QĐ-NHNN. Trong đó có nhiều TCTD đã ký kết hợp đồng và đang triển khai thực tế: 49 TCTD đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp qua ứng dụng điện thoại; 60 TCTD đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp qua thiết bị tại quầy, 24 TCTD đã gửi dữ liệu cho C06 để làm sạch, 22 TCTD đang phối hợp C06 triển khai ứng dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử VNeID.
Hiện đã có 49 TCTD đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp qua ứng dụng điện thoại; 60 TCTD đã và đang triển khai ứng dụng xác thực khách hàng bằng thẻ CCCD gắn chíp qua thiết bị tại quầy, 24 TCTD đã gửi dữ liệu cho C06 để làm sạch, 22 TCTD đang phối hợp C06 triển khai ứng dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử VNeID.
Chất lượng CCHC ngày càng rõ khi Thống đốc, thành viên Ban chỉ đạo đã trực tiếp kiểm tra tại một số đơn vị và định kỳ chủ trì cuộc họp với các đơn vị đầu mối CCHC để chỉ đạo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, đẩy mạnh các mô hình cải tiến, sáng kiến trong CCHC và chấn chỉnh hoạt động cải cách nội bộ tại NHNN Trung ương.
Trong 6 tháng cuối năm NHNN tiếp tục thực hiện kế hoạch CCHC năm 2024 theo tinh thần Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ; cải cách, đổi mới, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành dựa trên ứng dụng hiệu quả công nghệ số, dữ liệu số, gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng để tạo đột phá trong công tác CCHC; đổi mới việc tổ chức cơ chế một cửa trong hoạt động giải quyết TTHC; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tích cực, lành mạnh, công bằng cho các TCTD.