Đưa người dân tới gần hơn với dịch vụ tài chính
Tăng cường công tác truyền thông chính sách |
Biến điều “phức tạp” thành đơn giản
“Tài chính toàn diện” - cụm từ được nhắc tới rất nhiều trong những năm gần đây. Nhất là kể từ khi Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành đưa ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng đến những đối tượng chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác. Đây là một trong những trọng tâm đang được Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận tài chính”.
Để hiện thực hoá mục tiêu này, kết luận tại phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục nâng cao kiến thức, hiểu biết tài chính, khả năng tư duy, kỹ năng tài chính cho người dân; để người dân thực sự là trung tâm, là chủ thể và được hưởng lợi trong thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Trước yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ và hơn cả đòi hỏi từ thực tiễn thời gian qua, các cấp, các ngành tích cực triển khai công tác truyền thông về vai trò, ý nghĩa của tài chính toàn diện và giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, hiệu quả. Qua đó góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết tài chính, đưa thông tin về các dịch vụ tài chính tới gần hơn với người dân.
Những kiến thức tài chính tưởng chừng rất phức tạp thông qua kênh thông tin báo chí trở nên đơn giản, dễ hiểu, tin cậy. Nhờ vậy, hiện nay, ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dịch vụ tài chính đã len lỏi đến từng ngõ nhỏ, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ hiện đại, tiện lợi với chi phí hợp lý.
Nói về công tác truyền thông hoạt động ngân hàng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng từng nhận định, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực chuyên sâu, có tính đặc thù riêng và gắn với yếu tố niềm tin công chúng. So với các lĩnh vực khác, thông tin tiền tệ, ngân hàng có tính nhạy cảm, lan truyền, phạm vi ảnh hưởng lớn, tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, truyền thông chính sách là công cụ góp phần thực hiện các mục tiêu điều hành chính sách nhất là các chính sách mới, nâng cao niềm tin công chúng với công tác điều hành.
Về phía NHNN, để triển khai Chương trình tài chính toàn diện, NHNN đã tích cực phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức các chương trình giáo dục tài chính như: Tay hòm chìa khóa, Tiền khôn tiền khéo, Đồng tiền thông thái... để nâng cao hiểu biết về tiền và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trên các kênh truyền hình. Đây là các chương trình nhận được quan tâm rất lớn của người dân. Ngoài ra, NHNN cũng phối hợp để tổ chức cuộc thi hiểu đúng về tiền ở các trường học như: Trường PTTH chuyên Amsterdam, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng... để học sinh, sinh viên hiểu biết về tiền cũng như đào tạo kỹ năng cho sinh viên biết tiết kiệm, thanh toán, vay vốn để sử dụng đồng tiền hiệu quả.
Gần đây nhất, ngày 23/5, NHNN khởi động chuỗi sự kiện truyền thông giáo dục tài chính “Nhà ngân hàng tương lai năm 2023”, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ theo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia...
Những thành quả đáng ghi nhận
Một trong những nguyên tắc được nhắc nhiều trong hoạt động truyền thông chính sách của NHNN đó là “dễ hiểu - dễ nhớ - dễ làm theo - dễ lan tỏa” do tài chính ngân hàng là một lĩnh vực có tính chuyên môn cao nên hoạt động truyền thông thường gặp “4 khó”: khó hiểu - khó nhớ - khó làm theo - khó lan tỏa.
“Tay hòm chìa khoá” là một trong những chương trình nhằm truyền thông về tài chính toàn diện của NHNN |
Theo đó, nội dung kiến thức, thông tin liên quan tại các chương trình truyền thông về tài chính toàn diện của NHNN khi thiết kế luôn được đơn giản hóa, hình thức liên tục được đổi mới, sáng tạo, phương tiện truyền thông luôn đa dạng, phong phú để các chương trình trở nên thu hút, gần gũi với nhiều đối tượng, tiếp cận được tới đông đảo người dân trên khắp cả nước.
Nhờ đó đã tạo được những thành quả tích cực. Đại diện lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, các chương trình truyền thông giáo dục tài chính phát trên VTV là những chương trình truyền hình được đông đảo các tầng lớp công chúng đánh giá cao. Đặc biệt, “Tiền khéo tiền khôn” là chương trình đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của khán giả xem truyền hình. Chương trình luôn đứng vị trí thứ nhất trong số những chương trình có rating (chỉ số người xem) cao.
Cùng với đó, “Tay hòm chìa khóa” cũng được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả nhất, chương trình có tính nhân văn sâu sắc, chứa đựng nhiều bài học cuộc sống có ý nghĩa. Theo thống kê, chương trình có lượng người xem rất cao với tỷ lệ là 5,7% (trong khi tỷ lệ trên 1% cũng đã được đánh giá là cao đối với các chương trình khác của Đài). Trong chương trình “Tay hòm chìa khóa”, các thông tin tài chính ngân hàng đã được truyền tải một cách sinh động, hấp dẫn, đồng thời, đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu cho toàn bộ công chúng nói chung.
Theo đánh giá của nhiều chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố, các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán... việc thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục tài chính là cần thiết, giúp thay đổi thói quen thanh toán tiền mặt của người, nâng cao nhận thức của công chúng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, hạn chế tín dụng đen... mang lại hiệu quả tích cực cho hệ thống tài chính - ngân hàng, góp phần vào sự phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế.
Do đó, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan báo chí thực hiện truyền thông, nâng cao nhận thức của công chúng về tài chính – ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó góp phần thay đổi hành vi, thói quen và phương thức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội, bảo vệ người sử dụng dịch vụ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng… với hình thức truyền thông giáo dục tài chính cũng được chọn lựa theo hướng đa dạng, sáng tạo, hiện đại, đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ, qua đó, nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính - ngân hàng, sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách an toàn, hiệu quả.
Các cơ quan báo chí trong ngành Ngân hàng như xu vàng 777 , Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ đã tích cực tuyên truyền về Chiến lược Tài chính toàn diện, giúp người dân hiểu và tin dùng các dịch vụ tài chính. Đặc biệt là với bà con ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Phóng viên ngân hàng đã có mặt ở nhiều nơi để tuyên truyền thông tin, đưa sản phẩm, dịch vụ ngày càng hiện đại của các ngân hàng tới từng tiệm tạp hóa nhỏ, sạp hàng ở chợ chuyển sang giao dịch trên không gian mạng vốn quen với phương thức giao dịch truyền thống. Báo chí trong Ngành cũng trở thành cầu nối truyền tải những mong muốn, nguyện vọng của bà con tới nhà quản lý ngân hàng, để điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, tạo sự tiện lợi nhất cho người dân. Những tờ báo in đã có nhiều bài viết chuyên sâu; những ý kiến, phân tích xác đáng, thiết thực của các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước… đóng góp nhiều ý kiến tích cực cho các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách thúc đẩy tài chính toàn diện. Kênh điện tử của các tờ báo Ngành đáp ứng yêu cầu truyền thông kịp thời, nhiều hình ảnh chân thực, sinh động về việc tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân, cũng như cách tuyên truyền ngày càng gần gũi, dễ hiểu để bất cứ ai cũng có thể tiếp cận thông tin về dịch vụ tài chính. Công tác truyền thông được coi là nhiệm vụ quan trọng trong việc thúc đẩy chiến lược tài chính toàn diện, báo chí ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục đồng hành, trở thành kênh thông tin tin cậy cho mọi người dân, doanh nghiệp, ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện theo đúng chủ trương của Chính phủ. |