GDP quý II của Nhật Bản tăng trưởng cao hơn dự kiến nhờ xuất khẩu
Nhật Bản: PMI giảm trong tháng Bảy do đơn hàng yếu Nhật Bản: Tăng trưởng hoạt động dịch vụ giảm nhẹ trong tháng Bảy |
GDP quý II của Nhật Bản tăng trưởng nhanh hơn dự kiến nhờ xuất khẩu |
Dữ liệu của Văn phòng Nội các Nhật Bản cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6% so với vùng kỳ trong quý II, đánh dấu mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ quý IV/2020 - con số vượt quá dự báo tăng trưởng 2,9% của các chuyên gia kinh tế. Trong đó, xuất khẩu đóng góp 1,8 điểm phần trăm, cao hơn so với ước tính đồng thuận là 0,9 điểm.
Dữ liệu cũng bổ sung thêm các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch, ngay cả khi các chuyên gia kinh tế nhìn thấy những trở lực sắp xảy ra ở Mỹ, Trung Quốc và châu Âu. Kết quả này phù hợp với nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây khi đã nâng triển vọng tăng trưởng năm 2023 của Nhật Bản lên 1,4%.
Tuy nhiên, kết quả tốt đi kèm với những rủi ro, vì phần lớn sự tăng trưởng đến từ nhu cầu bên ngoài.
“So với quý I, sự cải thiện trong tiêu dùng đã yếu đi. Giá cả tăng cao đang ngày càng khiến người tiêu dùng chần chừ trong việc mua hàng”, chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, Harumi Taguchi nói.
Dữ liệu thương mại cho thấy xuất khẩu vẫn ổn định trong quý vừa qua, dẫn đầu là xuất khẩu ô tô sang Mỹ và châu Âu.
Số lượng khách du lịch trong nước ngày càng tăng đã đóng góp một phần vào việc giúp GDP tăng cao hơn dự kiến, đồng thời đã tạo ra một sự thúc đẩy kinh tế lớn sau khi chính quyền dỡ bỏ kiểm soát biên giới vào cuối tháng Tư. Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, lượng du khách nước ngoài đã phục hồi hơn 70% so với mức trước đại dịch tính đến tháng Sáu.
Chi tiêu du lịch dự kiến sẽ tăng mạnh hơn từ tháng Tám sau khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm du lịch theo nhóm vào tuần trước. Khách du lịch Trung Quốc chiếm hơn 1/3 trong số hơn 1 nghìn tỷ yên chi tiêu của du khách vào năm 2019.
Các chuyên gia kinh tế học Bloomberg cho rằng: “Vấn đề duy nhất đó là tất cả đều do nhu cầu trong nước thúc đẩy xuất khẩu và che đậy các điều kiện khó khăn. Sự sụt giảm trong tiêu dùng, bất chấp một "làn gió thuận" từ việc mở cửa trở lại trong năm nay, phản ánh tác động của việc tiền lương tụt hậu xa so với lạm phát do chi phí đẩy”.