Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên vẫn có thể diễn ra ngày 12/6 tới
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un |
Tạp chí Politico đưa tin rằng một nhóm “tiền trạm” gồm 30 /quan chức Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao đang chuẩn bị đến Singapore vào cuối tuần này.
Trong khi Reuters cũng đưa tin hồi đầu tuần này là nhóm đã lên kế hoạch thảo luận về chương trình nghị sự và hậu cần cho Hội nghị thượng đỉnh với các quan chức Bắc Triều Tiên. Phái đoàn đã bao gồm Phó Giám đốc Nhà Trắng Joseph Hagin và Phó cố vấn an ninh quốc gia Mira Ricardel, các quan chức Mỹ cho biết, nói với điều kiện không được nêu tên.
Còn Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong một bài đăng trên Twitter vào cuối ngày thứ Sáu: “Chúng tôi đang có những cuộc đàm phán rất hiệu quả về việc khôi phục lại Hội nghị thượng đỉnh. Nếu điều đó xảy ra, có thể sẽ vẫn ở Singapore vào cùng ngày, ngày 12/6, và nếu cần thiết, sau ngày đó”.
Trước đó ông Trump cũng đã cho biết Hội nghị thượng đỉnh có thể được cứu vãn sau khi hoan nghênh một tuyên bố mang tính hòa giải từ Bắc Triều Tiên khi nước này nói rằng vẫn mở cửa cho các cuộc đàm phán.
“Đó là một tuyên bố rất hay mà họ đưa ra”, Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng. “Chúng ta sẽ thấy điều gì xảy ra - thậm chí nó có thể là ngày 12 (/tháng 6)”. “Giờ chúng tôi đang nói chuyện với họ. Họ rất muốn làm điều đó. Chúng tôi cũng muốn làm điều đó”, ông nói.
Những lời bình luận về Hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đến chỉ một ngày sau khi ông Trump gửi thư thông báo hủy bỏ Hội nghị này, trích dẫn “sự thù địch” của Bình Nhưỡng.
Người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc nói rằng: “Thật may là hy vọng vẫn còn trong việc làm sống lại cuộc đối thoại giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên. Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi diễn biến sự kiện nay một cách cẩn thận”.
Sau nhiều năm căng thẳng về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, hai nhà lãnh đạo Kim và Trump đã đồng ý trong tháng này về việc tổ chức cuộc họp đầu tiên giữa một Tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Kế hoạch này tiếp theo sau việc hàng tháng trời hai bên thương xuyên tung ra các lời đe dọa chiến tranh và xúc phạm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo về việc Bắc Triều Tiên phát triển tên lửa có khả năng tiếp cận Mỹ.
Tuy nhiên, gần đến phút chót, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo hủy bỏ Hội nghị này trong một lá thư gửi Kim vào hôm thứ Năm, sau khi phía Bắc Triều tiên nhiều lần đe dọa sẽ rút khỏi Hội nghị thượng đỉnh khi mà các quan chức Mỹ yêu cầu nước này đơn phương giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông Trump đã trích dẫn “sự thù địch” của Bắc Triều Tiên trong lá thư thoog báo việc hủy bỏ Hội nghị thượng đỉnh.
Tuy nhiên tại Bình Nhưỡng, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Kim Kye Gwan cho biết những lời chỉ trích của Bắc Triều Tiên là để phản ứng lại những lời lẽ từ phía Mỹ và sự căng thẳng hiện tại cho thấy “sự cần thiết khẩn cấp” của Hội nghị thượng đỉnh (Mỹ - Bắc Triều Tiên). Ông nói Bắc Triều Tiên lấy làm tiếc về quyết định hủy bỏ (Hội nghị thương đỉnh) của ông Trump, và tuyên bố (Bắc triều Tiên) vẫn mở cửa để giải quyết các vấn đề “bất kể cách nào, bất cứ lúc nào”.
Kim Kye Gwan cũng cho biết, Bắc Triều Tiên đánh giá cao việc ông Trump đã đưa ra một quyết định táo bạo nhằm tiến tới một Hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước. “Chúng tôi thậm chí còn hy vọng rằng cái được gọi là “công thức Trump” sẽ giúp làm rõ ở cả hai phía những lo ngại của họ và phù hợp các yêu cầu của phía chúng tôi và sẽ là một cách khôn ngoan để giải quyết vấn đề”, ông nói.
Bắc Triều Tiên cũng đã tỏ ra vô cùng thiện chí khi phá hủy bãi thử hạt nhân duy nhất của mình vào hôm thứ Năm, một hành động cụ thể nhất kể từ khi nước này cam kết chấm dứt tất cả các thử nghiệm tên lửa tầm xa và hạt nhân vào tháng trước.
Hàng chục nhà báo quốc tế đã rời Bắc Triều Tiên hôm thứ Bảy sau khi quan sát việc phá hủy các đường hầm dưới lòng đất ở Punggye-ri, nơi mà tất cả 6 vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã được tiến hành, bao gồm cả các vụ thử mới nhất và lớn nhất vào tháng 9 năm ngoái.
Trong khi đó, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Katina Adams, mặc dù từ chối cung cấp thông tin chi tiết về bất kỳ liên hệ ngoại giao nào, song cho biết: “Khi Tổng thống nói trong thư gửi Chủ tịch Kim, cuộc đối thoại giữa hai người là cuộc đối thoại duy nhất quan trọng. Nếu Bắc Triều Tiên nghiêm túc, thì chúng tôi mong muốn được nghe từ họ ở cấp cao nhất”.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cũng nói với các phóng viên rằng, ông Trump không muốn một cuộc họp “chỉ là một chiêu trò quảng cáo”. “Ông ấy muốn có được thứ gì đó là một giải pháp thực sự lâu dài và thực sự. Và nếu họ sẵn sàng làm điều đó thì... chúng tôi chắc chắn đã sẵn sàng để có những cuộc trò chuyện đó”, cô nói.