Khai phóng tiềm năng số mang lại giá trị cho doanh nghiệp
Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số Tận dụng dữ liệu số - nguồn tài nguyên mới phát triển dịch vụ ngân hàng Nguồn tài nguyên lớn nhất hiện nay không còn là dầu mỏ mà là dữ liệu |
Chiến lược xây dựng hạ tầng số quốc gia của Việt Nam đã xác định mục tiêu đến năm 2025 là 80% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. |
Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions), thành viên Tập đoàn Viettel tổ chức hội thảo “Hạ tầng số - Dữ liệu số” với thông điệp “Khai phóng tiềm năng số”.
Đây lần đầu tiên Viettel tổ chức sự kiện riêng về chuyển đổi số với các chuyên đề về Hạ tầng số, Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn, và chuyên đề ứng dụng triển khai mô hình Bệnh viện thông minh, cùng 1 phiên toàn thể buổi chiều nay với chủ đề “Khai phóng tiềm năng số”. Sự kiện có sự quy tụ, tham gia của nhiều diễn giả cấp cao của khu vực cũng như trong nước, là các chuyên gia, nhà quản lý hàng đầu đến từ các Doanh nghiệp BigTech trên thế giới, cũng như các doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công.
Với triết lý "Công nghệ xuất phát từ trái tim", Viettel đã đầu tư bài bản trong nghiên cứu, làm chủ và triển khai nhiều công nghệ cốt lõi, cam kết mang đến những nền tảng, công nghệ và giải pháp tốt nhất giúp các tổ chức, doanh nghiệp khai phóng tiềm năng số của mình.
Phát biểu tại hội thảo, ông Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) cho biết, cách đây gần 20 năm, khi Viettel tham gia thị trường viễn thông đã đặt mục tiêu phổ cập dịch vụ di động đến từng người dân và sau đó là phổ cập internet đến từng hộ gia đình, cùng với lời hứa sẽ luôn sáng tạo vì con người để cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng tốt hơn. Thực tế đã chứng minh chưa đầy 8 năm, Viettel đã hoàn thành giấc mơ phổ cập của mình.
Cùng với xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, cùng với chiến lược chuyển đổi số quốc gia, đến nay, các sản phẩm dịch vụ số trong hệ sinh thái của Viettel đã và đang phục vụ gần 500.000 doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có rất nhiều các tập đoàn, tổng công ty, tổ chức, doanh nghiệp uy tín.
Chủ tịch Viettel chia sẻ, những vấn đề trăn trở nhất, khó khăn nhất hiện nay là làm thế nào để xây dựng và đặt nền móng cho chuyển đổi số; làm thế nào để phá vỡ các ốc đảo để tích hợp, liên thông dữ liệu; các vấn đề về nâng cao chất lượng dữ liệu phục vụ điều hành, quản trị; làm thế nào để khai phá các giá trị mới từ dữ liệu?.
Viettel cam kết tiếp tục được đồng hành lâu dài cùng mọi tổ chức, doanh nghiệp để tìm kiếm và khai phóng các tiềm năng số, mang lại giá trị thực sự cho không chỉ riêng các tổ chức, doanh nghiệp, mà hơn nữa cùng mang lại các giá trị ý nghĩa cho cộng đồng và xã hội.
Trong nhiều năm nay, những nội dung "hot" nhất với giới công nghệ luôn là AI, Machine Learning, IoT, Blockchain, Cloud… Càng ngày các công nghệ này càng đi sâu vào từng ngóc ngách của đời sống, phục vụ cho nhu cầu của con người và không ngừng tạo ra những đột phá mới.
Robot tự hành, nhà thông minh, trường học thông minh, bệnh viện thông minh, xe tự lái,… ứng dụng từ những công nghệ này đã cơ bản xuất hiện trong cuộc sống, nhưng trong những năm kế tiếp, thế giới sẽ được chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của nó.
Đến nay, không ai có thể phủ nhận được việc ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành điều tất yếu trong thời đại này.
Để có thể ứng dụng công nghệ, bắt buộc phải có nền tảng là Hạ tầng số và Dữ liệu số. Chính vì thế, năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, xác định là Năm Dữ liệu số quốc gia để thúc đẩy phát triển dữ liệu, tận dụng hiệu quả sự bùng nổ dữ liệu trên các nền tảng số Việt Nam.
Ông Lê Quang Hiếu - Phó Tổng giám đốc Viettel Solutions cho biết, Chiến lược Xây dựng hạ tầng số quốc gia của Việt Nam đã xác định mục tiêu đến năm 2025 là 80% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. 100% cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. 70% thị phần dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam thuộc các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.
Theo đó, chiến lược phát triển doanh nghiệp cần được tích hợp và khai phá dữ liệu tối ưu. Từ việc hiểu rõ khách hàng đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, dữ liệu sẽ định hình hành động và quyết định chiến lược. Các doanh nghiệp cần phải đưa dữ liệu vào “trái tim” của mô hình kinh doanh của mình để bảo đảm sự linh hoạt và độ đàn hồi trong môi trường biến động nhanh chóng ngày nay.