Kinh tế số phải dựa trên đổi mới, sáng tạo
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định và các đại biểu tham quan triển lãm giải pháp công nghệ bên lề diễn đàn |
Kinh tế số Việt Nam là điểm mạnh, thu hút nhà đầu tư nước ngoài Kinh tế số, xã hội số là không gian mới của tăng trưởng bền vững Diễn đàn kinh tế số - xã hội số lần thứ nhất: 10 hành động cụ thể |
Điểm sáng thanh toán số
Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ với những mục tiêu cụ thể. Chia sẻ những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%. Nhóm các hoạt động kinh tế có mức độ lan tỏa của công nghệ thông tin truyền thông nhiều nhất đóng góp quy mô kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực là hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt gần 38%; hạ tầng số được tăng cường đầu tư, nhiều nền tảng số tiếp tục phát triển…
Đặc biệt, theo ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, điểm sáng mới trong phát triển xã hội số ở các địa phương trong 6 tháng đầu năm 2023 là một số tỉnh có số lượng tài khoản thanh toán được mở tại các ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đã vượt mức dân số bình quân của tỉnh, có thể kể đến như Thái Nguyên, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Long An, Kiên Giang.
Điểm sáng này có được nhờ ngành Ngân hàng thời gian qua luôn tiên phong trong quá trình chuyển đổi số. Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ Trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, khuôn khổ pháp lý thúc đẩy thanh toán số ngày càng hoàn thiện, hướng dẫn, tạo thuận lợi số hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, ban hành các tiêu chuẩn đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng. Các TCTD liên tục cho ra mắt các dịch vụ, phương thức thanh toán mới, đa dạng như thẻ không tiếp xúc, QR code, ApplePay, SamsungPay...; xu hướng kết nối thanh toán song phương, đa phương xuyên biên giới tăng; người dân có xu hướng giảm sử dụng tiền mặt do thanh toán di động và mã QR ngày càng phổ biến. Hệ sinh thái số của ngân hàng theo đuổi chính sách tăng cường tiếp cận, tăng trải nghiệm khách hàng. Các TCTD triển khai mở rộng dịch vụ thanh toán phí và lệ phí tới 71 bộ ngành/địa phương… Những giải pháp này đã đóng góp rất tích cực vào quá trình triển khai kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
Toàn cảnh Diễn đàn |
Phát triển công nghệ số theo định hướng "Make in Việt Nam"
Ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm và những kết quả đạt được của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, song ông Trần Tuấn Anh cũng thẳng thắn nhìn nhận: thực tiễn phát triển kinh tế số, xã hội số thời gian qua vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Số lượng nền tảng số quốc gia được triển khai rộng rãi chưa nhiều. Nhân lực cho chuyển đổi số còn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều. Những vấn đề về mặt pháp lý, an toàn, an ninh mạng và việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; nhận thức, thói quen của người dân còn chưa “thực sự sẵn sàng” cho nền kinh tế số. Bên cạnh đó, việc ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn chậm...
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, trong thời gian tới, ngành Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương trong cả nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Cùng với đó, phát triển nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo trong kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết; tập trung ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng "Make in Việt Nam"…
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, phát triển kinh tế số Việt Nam thì cần xây dựng thể chế số, hạ tầng số, niềm tin số. Kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, phải thực hiện quản trị số và phải đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và thu hút nhân tài số. Đồng thời, phát triển kinh tế số Việt Nam dựa trên các trụ cột: quản trị số; khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị cho nền kinh các lực lượng sản xuất liên quan đến kinh tế số, trong đó lõi là công nghệ thông tin truyền thông chiếm 20-30% và 70-80%. Riêng với ngành Ngân hàng, để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế số, xã hội số, Phó Vụ Trưởng Vụ Thanh toán cho biết, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý; chú trọng triển khai Đề án 06, tập trung vào kết nối cơ sở dữ liệu dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo Kế hoạch phối hợp giữa Bộ Công an và NHNN; tiếp tục nâng cấp phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cấp, mở rộng kết nối hệ thống thanh toán, hệ sinh thái thanh toán; ứng dụng công nghệ để phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán số tiện ích phục vụ người dân đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng; tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và tuyên truyền, giáo dục tài chính cho người dân; bố trí nguồn lực phục vụ cho thanh toán không dùng tiền mặt.