Làm sao thu hút nguồn kiều hối bền vững?
Kiều hối - nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế Kiều bào rót vốn vào sản xuất kinh doanh Việt Nam tiếp tục “hút” kiều hối |
Tuy nhiên, kiều hối từ các thị trường châu Mỹ, châu Đại Dương giảm do điều kiện kinh tế ở những quốc gia khu vực này diễn biến không thuận lợi do lạm phát tăng cao.
TP.Hồ Chí Minh - trung tâm thu hút kiều hối của cả nước luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể tổng lượng kiều hối chuyển vào Việt Nam hàng năm. Tuy vậy, những năm gần đây tỷ trọng kiều hối từ kiều bào định cư ở nước ngoài chuyển về giảm nhẹ, trong khi đó ở các địa phương khác nguồn kiều hối tăng lên từ nguồn xuất khẩu lao động. Hiện Đề án “Chính sách thu hút và phát huy nguồn lực kiều hối trên địa bàn thành phố” do UBND TP.Hồ Chí Minh soạn thảo và đang được lấy ý kiến đóng góp toàn xã hội. Theo đó, chính quyền thành phố đặt mục tiêu giai đoạn 2023-2025 tổng lượng kiều hối về chuyển về địa bàn qua các TCTD và tổ chức kinh tế tăng 10%; và duy trì tốc độ này trong giai đoạn 2025-2030.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, kiều hối của kiều bào và người Việt Nam lao động ở nước ngoài chuyển về nước góp phần quan trọng ổn định tỷ giá và phát triển kinh tế đất nước. Để thu hút kiều hối, ông Trần Phương Trà, Giám đốc Chương trình quản trị kinh doanh của IPAG Business School đề xuất, Việt Nam có thể phát hành trái phiếu cho kiều bào, lợi tức ổn định, miễn thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào chuyển vốn và khoản sinh lời từ đầu tư trái phiếu trong nước về quốc gia sinh sống. Một số Việt kiều còn đề nghị Việt Nam tạo cơ chế thành lập quỹ kiều hối cho kiều bào đầu tư vào hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công ty khởi nghiệp ở trong nước…
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cho biết, tổng lượng kiều hối chuyển về thành phố qua các TCTD và tổ chức kinh tế trong 5 năm qua có tốc độ tăng trưởng 7,6%. Do đó cơ sở để tăng trưởng kiều hối bình quân giai đoạn tới khoảng 10%/năm là khả thi, trong đó có sự tăng trưởng của lượng xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đoạn này.
Để tăng trưởng ổn định nguồn lực kiều hối, việc tiếp tục giữ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, môi trường đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô trong nước là yếu tố nền tảng quan trọng thu hút nguồn kiều hối. Bên cạnh đó các TCTD và công ty kiều hối cần nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối thông qua việc đổi mới quy trình, thủ tục chi trả kiều hối theo hướng tạo tiện ích cho người nhận kiều hối; chăm sóc khách hàng, tư vấn thông tin ngoại tệ cho người nhận kiều hối bán lại ngoại tệ cho ngân hàng và chuyển sang gửi tiết kiệm VND… Đặc biệt các tổ chức cung cấp dịch vụ phải áp dụng công nghệ đa dạng hóa hình thức chi trả kiều hối trong xu thế ngân hàng điện tử, ví điện tử đang phát triển để đáp ứng nhu cầu của người nhận kiều hối theo đúng quy định, an toàn.
Tính đến hết tháng 6/2023, trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh có 16 công ty kiều hối được cấp phép hoạt động nhận và chi trả kiều hối; 85 công ty làm đại lý ủy nhiệm chi trả ngoại tệ cho các TCTD. Ngoài ra, còn có các phòng giao dịch của các TCTD được phép thực hiện nghiệp vụ ngoại hối cũng thực hiện chi trả kiều hối cho người dân.