Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Xu Vàng 777

Ngân hàng "chia lửa" với doanh nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

11:02 | 17/07/2023 Doanh nghiệp
aa
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm do NHNN tổ chức cuối tuần qua, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023 tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường.
Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Phải từ hai phía Sửa đổi Thông tư 03: Gỡ khó cho cả ngân hàng, doanh nghiệp Có bảo lãnh ngân hàng, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Hóa giải nhiều áp lực

Tăng trưởng toàn cầu suy giảm, thương mại khó khăn; cạnh tranh chiến lược, xung đột địa chính trị giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát ở mức cao buộc các NHTW trên thế giới tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất…

Trong nước những khó khăn nội tại của nền kinh tế ngày càng bộc lộ rõ, hoạt động xuất - nhập khẩu bị thu hẹp; hậu quả của đại dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn, lạm phát đối diện với nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn... Tất cả những điều đó đã đặt ra nhiều thách thức và áp lực đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

Trước bối cảnh đầy thách thức đó, bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động, kịp thời điều chỉnh chính sách, ban hành và triển khai đồng bộ, tối ưu các công cụ và giải pháp để kiểm soát lạm phát ở mức thấp, giảm mặt bằng lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Về điều hành lãi suất, mặc dù mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, song NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 4 lần với mức giảm 0,5-2,0%/năm nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, làm việc trực tiếp với tổ chức tín dụng yêu cầu triển khai các biện pháp để giảm lãi suất tiền gửi, tiết giảm chi phí, qua đó tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Với nỗ lực, quyết tâm của toàn Ngành, mặt bằng lãi suất thị trường đã có xu hướng giảm, vơi bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, nền kinh tế. Đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các NHTM giảm khoảng 1,0%/năm so với cuối năm 2022. Với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Điểm sáng nữa trong hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023 đó là tỷ giá. NHNN tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các công cụ chính sách khác cũng như các biện pháp quản lý ngoại hối nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, củng cố vị thế VND, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Hoạt động trên thị trường ngoại tệ về cơ bản diễn ra thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được các tổ chức tín dụng đáp ứng.

Ngân hàng
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam Đào Minh Tú báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng trong 6 tháng đầu năm

Đặc biệt, theo Phó Thống đốc, tăng khả năng hấp thụ vốn là một trong những mục tiêu trọng tâm trong điều hành chính sách tín dụng của NHNN. Theo đó, rất nhiều giải pháp, chính sách đã được NHNN đưa ra để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Ngay từ đầu năm, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15% cao hơn tăng trưởng các năm trước, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngày 10/7/2023, NHNN đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%. “Đây là nỗ lực của ngành Ngân hàng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn so với kịch bản đề ra, các nguồn vốn trong nền kinh tế khó khăn", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Song song với đó, ngành Ngân hàng đã nỗ lực, trách nhiệm, phối hợp các bộ, ngành liên quan để triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận thuận lợi hơn với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, như NHNN ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Đến cuối tháng 6/2023, đã có trên 18,8 nghìn lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; tổng dư nợ (gốc, lãi) được cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ là gần 62,5 nghìn tỷ đồng.

Đồng thời NHNN đã chỉ đạo các NHTM triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của các NHTM với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5%-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường theo đúng chỉ đạo của Chính phủ đối với chủ đầu tư, người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. NHNN tiếp tục triển khai mạnh mẽ, sâu rộng Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Mặc dù sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang yếu, nhưng với sự "chia lửa" của ngành Ngân hàng thông qua triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, tín dụng đang dần cải thiện. Đến ngày 30/6/2023, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,49 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực vượt khó của ngành Ngân hàng, đóng góp quan trọng vào kết quả tích cực của nền kinh tế.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, hiện điều hành chính sách tiền tệ đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, nhiều NHTW tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục gia tăng và duy trì cao, đồng USD tiếp tục tăng giá...; trong nước nhu cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp khi chi phí đầu vào cao, thị trường đầu ra và đơn hàng của doanh nghiệp suy giảm... kéo theo mức độ rủi ro của khách hàng gia tăng.

Trước diễn biến từ thực tiễn, bám sát các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm và các chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 6 tháng cuối năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẽ tập trung vào 10 giải pháp chính.

Thứ nhất, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế để tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Thứ hai, điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng trong cả năm với tốc độ hợp lý; hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Thứ ba, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

Thứ tư, tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra; nâng cao hiệu quả công tác giám sát an toàn vĩ mô và vi mô. Trong đó, tập trung triển khai Kế hoạch thanh tra năm 2023; tiếp tục giám sát toàn diện hoạt động của các tổ chức tín dụng để kịp thời phát hiện, cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn.

Thứ năm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, đặc biệt là việc phân tích, xử lý các báo cáo giao dịch đáng ngờ. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sau đánh giá đa phương đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Việt Nam.

Thứ sáu, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững.

Thứ bảy, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số.

Thứ tám, tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hệ số tín nhiệm và niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào cơ chế, chính sách và hoạt động của ngành Ngân hàng. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương điều hành trong mọi hoạt động về tiền tệ và ngân hàng.

Thứ chín, chủ động, kịp thời thông tin, truyền thông về các cơ chế, chính sách, giải pháp điều hành của NHNN, các vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư vào chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ và điều hành của NHNN.

Thứ mười, tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả những nhiệm vụ, công tác khác của Ngành.

Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú:

Nỗ lực khơi thông dòng vốn cho sản xuất, kinh doanh

BIDV luôn thấu hiểu những trăn trở của lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của lãnh đạo NHNN làm thế nào để khơi thông dòng vốn, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng cũng nhận thức được việc thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN không chỉ là chấp hành các chỉ đạo của cấp trên mà còn là cơ hội để triển khai các kế hoạch phát triển kinh doanh, cơ hội tìm kiếm, tiếp cận, gia tăng giao dịch với khách hàng và cùng vượt qua các khó khăn để phục hồi, phát triển kinh doanh.

Trong 6 tháng đầu năm, BIDV rà soát thủ tục cấp tín dụng, đơn giản hoá và áp dụng công nghệ vào quy trình cấp tín dụng, tích cực nghiên cứu phát triển các sản phẩm ứng dụng kỹ thuật số hoá, đặc biệt xây dựng cơ chế cấp tín dụng theo phương thức phương tiện điện tử… Ngân hàng còn nghiên cứu xây dựng cơ chế, chương trình riêng cho từng đối tượng khách hàng, triển khai kết nối ngân hàng – doanh nghiệp… BIDV đã đưa ra 25 gói tín dụng ưu đãi với tổng quy mô 484 nghìn tỷ đồng, giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp từ 0,5%/năm - 2%/năm, đối với khách hàng cá nhân từ 1%/năm - 1,5%/năm để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Trong 6 tháng cuối năm 2023, BIDV tiếp tục tập trung vốn tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển theo chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN; rà soát các quy trình, nghiệp vụ, gia tăng hạn mức công nghệ, tiếp tục hạ lãi suất cho vay, thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất…

BIDV đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành chỉ đạo có hiệu quả chương trình phục hồi phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn, phát triển thị trường vốn; thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả cung và cầu, thực hiện chính sách tài khoá mạnh mẽ, mở rộng, giảm áp lực cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai các kế hoạch kinh doanh; tiếp tục tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước.

Ngoài ra, tăng cường phổ biến các kiến thức về hoạt động kinh doanh, về tài chính – ngân hàng, để tạo ra sự hiểu biết chung, chia sẻ cơ hội, lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia các thị trường…

Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng:

Tiếp tục hỗ trợhiệu quả cho doanh nghiệp

Thời gian tới, Vietcombank sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về việc đơn giản hoá và số hoá quy trình cho vay, tiếp tục tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất và đầu tư.

Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thể triển khai tốt hơn các chủ trương, chính sách của Chính phủ và NHNN theo định hướng nêu trên, Vietcombank đề xuất, kiến nghị.

Thứ nhất, Vietcombank đề xuất Chính phủ và NHNN xem xét điều chỉnh giảm chỉ tiêu “tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập” trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm, miễn phí dịch vụ cho khách hàng, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Thứ hai, đề nghị xem xét ghi nhận lợi nhuận giảm do thực hiện các chương trình giảm lãi suất, giảm và miễn phí để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khi đánh giá việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận hàng năm của các NHTM nhà nước, trong đó có Vietcombank.

Tổng giám đốc MB Phạm Như Ánh:

Cần tạo điều kiện để ngân hàng xử lý nợ xấu

6 tháng đầu năm 2023, thị trường bất động sản có nhiều biến động. Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã có nhiều cuộc họp, đưa ra nhiều Nghị quyết, nghị định để hỗ trợ thị trường bất động sản. Mặc dù đã có chỉ đạo sát sao của Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, tuy nhiên việc định giá đất, phê duyệt quy hoạch còn gặp các vướng mắc về thẩm quyền, trình tự, phương pháp tính tại các địa phương.

Trong 6 tháng cuối năm 2023 và năm 2024, thị trường bất động sản dự kiến vẫn còn nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro lớn, nhiều dự án vẫn trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý, chưa hoàn thiện xây dựng, bàn giao sản phẩm theo đúng kế hoạch. Niềm tin của người mua nhà suy giảm tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu vay vốn, tuân thủ cam kết thanh toán theo hợp đồng mua bán với chủ đầu tư và cam kết trả nợ vay với ngân hàng. Các khó khăn trên dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của thị trường bất động sản, tác động tiêu cực đến một số ngành liên quan như sắt thép, vật liệu xây dựng, xây dựng... Thực tế này chắc chắn làm giảm chất lượng tín dụng của ngành Ngân hàng.

MB kiến nghị Quốc hội và Chính phủ luật hoá các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng triển khai thu hồi nợ an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, xem xét cơ chế cho phép "chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất" tạo điều kiện để ngân hàng xử lý nợ xấu đối với các dự án đang triển khai dở dang và giúp tăng nguồn cung nhà ở; tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc về pháp lý dự án cho chủ đầu tư.

Trong dài hạn, cơ cấu bất động sản nhà ở chưa phù hợp nguồn cung tập trung vào phân khúc cao cấp, cần phải có sự quy hoạch của cơ quan quản lý, đặc biệt cần nhanh chóng phê duyệt danh sách các Dự án Nhà ở xã hội để triển khai hiệu quả chương trình 120.000 tỷ đồng.

MB cũng kiến nghị Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh tiếp tục phối hợp đẩy nhanh tiến độ xử lý các vướng mắc về pháp lý, thủ tục cho các dự án; Đặc biệt các doanh nghiệp có nhiều dự án dang dở, ưu tiên các dự án có tỷ lệ hoàn thiện xây dựng cao để hoàn thiện sản phẩm bàn giao nhà cho người dân.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng:

Đánh giá đúng thực trạng của nền kinh tế để có giải pháp phù hợp

Hiện nay doanh nghiệp hết sức khó khăn, gần như các nguồn lực dự trữ không còn; đơn hàng thiếu, công nhân thiếu việc làm, thị trường vốn, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn. Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân song, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn thấp.

Để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đánh giá đúng thực trạng khó khăn của nền kinh tế. Trên cơ sở đó trình Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân (như thời điểm dịch COVID-19) đối với những chính sách vượt thẩm quyền của Chính phủ. Cùng đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh đầu tư công, tháo gỡ về thủ tục pháp lý đối với những dự án dở dang, nhà ở xã hội; triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV; rà soát đánh giá hiệu quả, nâng cao vai trò Quỹ Bảo lãnh DNNVV tại các địa phương. Theo đó bổ sung vốn cho quỹ này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng được vay vốn khởi nghiệp hoặc khôi phục sản xuất kinh doanh.

VNBA đề nghị giảm thuế VAT cho các NHTM như các doanh nghiệp khác để có điều kiện giảm sâu lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp; Đồng thời, cho phép các NHTM Nhà nước được tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại sau trích lập các quỹ giai đoạn 2022-2023.

VNBA kiến nghị Bộ Công an, Viện Kiểm sát, tòa án nghiên cứu xem xét trả vật chứng hợp pháp trong các vụ án hình sự để các ngân hàng xử lý phát mại, đấu giá kịp thời nhằm hạn chế tổn thất trong quá trình thu giữ. Tòa án Nhân dân tối cao chỉ đạo tòa án các cấp thống nhất hình thức xử lý tranh chấp liên quan đến chủ tài sản bảo đảm tạo tranh chấp giả tạo nhằm kéo dài thời gian xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng. Tổng cục thi hành án dân sự rà soát những bản án thi hành còn tồn đọng, liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ xấu…

Các tổ chức tín dụng cần tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN và kêu gọi của VNBA để nỗ lực tiết giảm chi phí, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bằng những việc làm thiết thực, giảm lãi suất dư nợ hiện hữu, các khoản cho vay mới...

PV lược ghi

Hà Thành
Nguồn:

Các tin khác

DNP Water một đơn vị thành viên của DNP, vừa thông qua công ty con là Saigon Water thoái vốn khỏi các khoản đầu tư tại nhà máy nước Tân Hiệp 2 và BOO Thủ Đức.

Ngày 18 tháng 11 năm 2024 (giờ địa phương), tại thành phố Cologne (CHLB Đức), Tập đoàn Đồng Tâm (Việt Nam) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức). Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Châu Âu của tỉnh Long An.

Chính sách đổi mới sáng tạo nên được thiết kế hướng tới các mục tiêu xã hội cụ thể, không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn giải quyết những thách thức lớn như đô thị hóa, áp lực hạ tầng và y tế toàn cầu…

Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang châu Âu đã tăng 20% so với năm trước, cho thấy EVFTA đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

ESG (Môi trường-Xã hội-Quản trị) đã được quan tâm rộng rãi tại Việt Nam trong những năm gần đây để doanh nghiệp có thể phát huy giá trị cốt lõi. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang hướng tới mô hình tích hợp ESG vào chiến lược phát triển của mình.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để bứt phá, khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra cánh cửa rộng lớn cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Để tận dụng tối đa lợi thế này, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin, đầu tư nâng ca

Ngân hàng Standard Chartered đóng vai trò là đơn vị thu xếp và dựng sổ (MLABs) cho khoản vay hợp vốn nước ngoài đầu tiên trị giá 100 triệu USD cho Công ty Cổ phần Stavian Hóa chất (Stavian Hoá chất), hỗ trợ khách hàng mở ra cơ hội phát triển kinh doanh mạnh mẽ trong tương lai.

Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) vừa được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp niêm yết quản trị công ty tốt nhất năm thứ ba liên tiếp. Đồng thời, PNJ cũng lọt vào Top 20 báo cáo thường niên tốt nhất nhóm phi tài chính tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024.

Đà Nẵng cần đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại; Cảng Tiên Sa và Liên Chiểu cần được đầu tư, nâng cấp đồng bộ để mở rộng năng lực tiếp nhận hàng hoá và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng.

Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 10 tháng năm 2024 của Việt Nam ước đạt 19,58 tỷ USD, tăng 8,8% so cùng kỳ năm trước. Bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê đầu tư nhận định, FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng tích cực. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Thị trường Halal, một miếng bánh béo bở trị giá hàng nghìn tỷ USD, đang mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế này, các doanh nghiệp cần vượt qua những rào cản nào?

Ngày 15/11, tại hội thảo “Tái thiết kế chiến lược phân phối trong thị trường biến động và đầy thử thách” do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao (HVNCLC) và Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) tổ chức, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC, Giám đốc Trung tâm BSA cho rằng các doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ năng lực, kiến thức để tiếp tục duy trì hoạt động của mình và đứng vững trong thời kỳ rất khó khăn này.

Trong tuần này, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội dự án Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), áp dụng từ 1/1 - 30/6/2025.

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh nhận định, Mỹ là một trong những thị trường đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Xem thêm

Ngày 18/11, Học viện Ngân hàng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam...

Giá vàng và tỷ giá vừa trải qua một tuần đầy biến động nhưng theo xu hướng ngược chiều nhau. Trong khi giá vàng rớt sâu, giảm gần chục triệu so với đầu tuần trước đó thì giá USD lại tăng. Tính đến phiên cuối tuần qua (15/11) NHNN tăng tỷ giá trung tâm thêm 8 đồng, lên 24.298 đồng/USD. Đây là phiên tăng thứ tư liên tiếp của tỷ giá trung tâm với mức tăng từ 35 đồng trong tuần.

Trong 2 ngày 16-17/11/2024, ngành Ngân hàng long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành Ngân hàng trong năm 2025 và tổ chức Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thành công tốt đẹp. Ban tổ chức đã trao 13 bộ huy chương, cúp và cờ (bộ môn kéo co) cho các vận động viên và đội vận động viên đạt thành tích cao tại giải.

Những tháng cuối năm, thị trường mua nhà ở và sửa chữa nhà luôn tăng cao. Nắm bắt được quy luật có tính mùa vụ này, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh các sản phẩm vay vốn ưu đãi lãi suất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Sáng ngày 16/11/2024, ngành Ngân hàng long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành Ngân hàng trong năm 2025 và tổ chức khai mạc Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước.

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 với các với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng; ngành Ngân hàng long trọng tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của ngành Ngân hàng trong năm 2025 và tổ chức khai mạc Hội thao hệ thống Công đoàn Ngân hàng Nhà nước; Hội thi Ngân hàng xanh cho cuộc sống xanh năm 2024; Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam "không thao túng tiền tệ"…

Tại phiên chất vấn Quốc hội thuộc lĩnh vực ngân hàng, các đại biểu đã rất quan tâm đến việc điều hành thị trường ngoại hối và những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trả lời về vấn đề này.

Thị trường vàng, với vai trò là một phần quan trọng trong nền kinh tế tài chính, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 11/11. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu liên quan đến thị trường vàng.

Là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, Sơn La đang đổi thay không ngừng dưới sự soi đường của những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo.

Ngày 17/10/2024, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng CB cho Vietcombank và OceanBank cho MB. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với việc tăng giá điện từ ngày 11/10 sẽ khiến các hộ kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp phải trả thêm bình quân từ 91.000-499.000 đồng/tháng; riêng hộ nghèo được hỗ trợ 30 kWh/tháng, tăng từ 59.000 đồng lên 62.500 đồng/tháng...

Cơn bão nào rồi cũng tan, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp vực dậy sau bão, lũ. Chắc chắn trong thời gian gần nhất, các hỗ trợ của ngành Ngân hàng với doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả, giúp doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mới đây, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ tờ trình Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ nguồn lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại của năm 2021. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.

Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, ngành Ngân hàng Quảng Nam đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn vay, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, dịch vụ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sáng 09/11/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Lai Châu tổ chức chương trình gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong 10 tháng năm 2024.

Chiều ngày 7/11/2024, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị chỉ đạo, triển khai công tác đối với các Quỹ Tín dụng Nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh.

Ngày 18/11/2024, Chủ đầu tư TUTA Group chính thức ra mắt 171 căn dinh thự thương mại Royal Mansion sở hữu vị trí vàng tại ngã 6 trung tâm TP. Bắc Giang. Royal Mansion khẳng định năng lực, tâm huyết kiến tạo công trình biểu tượng của TUTA Group, góp phần thay đổi diện mạo đô thị Bắc Giang vươn tầm quốc tế.

Giá chỉ từ 24-25 triệu đồng/m2, chiết khấu lên tới 18% và nhận nhà sau 8 tháng. Chính sách ưu đãi khi mua căn hộ tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam chỉ kéo dài tới 24/11 khiến cuộc đua sở hữu bất động sản tại đây đang nóng hơn bao giờ hết.

Peninsula Đà Nẵng - Viên ngọc quý bên bờ sông Hàn vừa tạo nên sức “nóng” trên thị trường bất động sản Đà Nẵng. Chỉ trong vòng ba tháng ngắn ngủi, dự án này đã thu hút một lượng khách hàng kỷ lục, với số lượng đặt chỗ và giao dịch tăng vọt chóng mặt. Vậy điều gì đã khiến Peninsula Đà Nẵng trở thành tâm điểm của giới đầu tư và những người đang tìm kiếm không gian sống đẳng cấp?

Chỉ hơn 6 tháng ra mắt, thiết bị vệ sinh Tuslo đã nhanh chóng chinh phục lòng tin và sự yêu mến của người tiêu dùng nhờ vào thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng cao, mức giá hợp lý,... trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình Việt.

Giai đoạn 5 năm vừa qua đã ghi nhận sự thay đổi trong các phương thức thanh toán và nhận thanh toán nhiều hơn cả trong 50 năm trước. Người tiêu dùng đang ngày càng thích ứng với những trải nghiệm thanh toán vượt trội, từ sự ra đời của thương mại điện tử cho đến sự bùng nổ của đa dạng phương thức thanh toán.

Ngày 19/11/2024, VPBank chính thức khai trương phòng chờ sân bay VPBank Diamond Elite Lounge tiêu chuẩn 5 sao, đẳng cấp và khác biệt tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đây là một trong những đặc quyền phi tài chính cao cấp nằm trong bộ sưu tập quyền lợi của VPBank Diamond dành riêng cho các khách hàng ưu tiên của ngân hàng.

Tiếp theo thành công từ chương trình khuyến mãi mùa hè diễn ra từ tháng 7/2024 – 09/2024, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard tiếp tục phối hợp triển khai chương trình “Chạm tinh tế - Sống phong cách” vào dịp lễ hội cuối năm, diễn ra từ nay đến hết tháng 12/2024 nhằm thúc đẩy hình thức thanh toán không tiếp xúc, khuyến khích người dân quen thuộc với phương thức thanh toán mới.

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo thẻ tín dụng, “qua mặt” xác thực sinh trắc học...

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

MoMo cam kết trở thành trợ thủ đắc lực giúp mọi người Việt quản lý tiền hiệu quả, xây dựng nền tảng tài chính cá nhân vững chắc, trở thành cầu nối để đối tác ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp đưa dịch vụ tài chính đến hàng triệu người dùng. MoMo cũng sẽ đồng hành cùng Chính phủ và các tổ chức trong mục tiêu thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển kinh tế số bền vững tại Việt Nam.

Theo phản ánh của cơ quan chức năng gần đây, rất nhiều sinh viên mới lên đại học đã báo cáo về việc bị “mất trắng” ví tiền chỉ vì ấn vào các đường link lạ. Trước tình hình lừa đảo qua các ứng dụng tài chính ngày càng cao, sinh viên nên đề cao cảnh giác và tham khảo các cách bảo vệ chính mình.
Phiên bản di động 程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()