Ngân hàng giải bài toán vốn ưu đãi cho doanh nghiệp
Agribank giải bài toán vốn ưu đãi cho doanh nghiệp Agribank mạnh tay bơm 30 nghìn tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp lớn |
Ngay từ đầu năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN cũng đã triển khai nhiều giải pháp, tạo điều kiện cho các TCTD trong cung ứng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn nhằm kích cầu tín dụng.
Agribank dành nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh |
Bám sát định hướng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Agribank ngay từ đầu năm 2024 đã triển khai nhiều giải pháp gia tăng khả năng tiếp cận vốn và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng như: chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, triển khai các chương trình tín dụng quy mô hơn 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn từ 2,5-3% so với lãi suất thông thường để khuyến khích, hỗ trợ khách hàng.
Với vai trò chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ, hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ngân hàng luôn chủ động dành nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là trong giai đoạn then chốt của nền kinh tế.
Agribank đồng hành cùng các doanh nghiệp lớn giải bài toán nguồn vốn bằng 20.0000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi ngắn hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm để bổ sung vốn lưu động thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh. Agribank chủ động dành nguồn vốn ưu đãi lớn hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là trong giai đoạn then chốt của nền kinh tế Việt Nam. Thời gian triển khai từ nay đến hết ngày 31/12/2024. Ngoài việc được hưởng lãi suất vay ưu đãi, doanh nghiệp tham gia chương trình còn được sử dụng các tiện ích và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại tạo thành giải pháp toàn diện tháo gỡ linh hoạt các vấn đề tài chính còn tồn tại. Một số sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp như: Tiền gửi có kỳ hạn, dịch vụ trả lương, thanh toán hóa đơn, đầu tư tự động, nộp thuế điện tử, dịch vụ tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, thẻ tín dụng doanh nghiệp, Ngân hàng điện tử...
Với mong muốn góp phần khai thông dòng vốn chảy vào các động lực tăng trưởng kinh tế, Agribank dành 15.000 tỷ đồng tài trợ các dự án đầu tư thuộc 6 ngành trọng điểm như chế biến chế tạo, vận tải kho bãi, các dự án nguồn điện… và dự án thuộc lĩnh vực xanh. Ngân hàng áp dụng lãi suất ưu đãi dành cho các khoản vay trung và dài hạn, cố định trong năm đầu tiên chỉ từ 6,0%/năm.
Đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ổn định và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank tài trợ 10.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi ngắn hạn với lãi suất thấp hơn so với sàn lãi suất cho vay thông thường đến 1,5%/năm. Với mong muốn phát huy các lợi thế, năng lực cung ứng vốn và tích cực đóng góp sâu rộng cho phát triển kinh tế - xã hội, Agribank đã ký kết thoả thuận hợp tác với các Tập đoàn, Tổng công ty và đã có những bước tiến đồng hành phát triển trên nhiều phương diện.
Theo đó, Agribank dành 20.000 tỷ đồng vốn ưu đãi ngắn hạn dành cho Tập đoàn, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên với mức lãi suất ngắn hạn đặc biệt ưu đãi để triển khai phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao dịch thương mại… Chương trình tín dụng ưu đãi là một bước hiện thực hóa các cam kết tại thoả thuận hợp tác, hài hoà lợi ích Agribank trong lợi ích vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam.
Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng nhận định, toàn hệ thống Agribank đã và đang tích cực trong công tác tín dụng, triển khai phù hợp các giải pháp tăng trưởng tín dụng đã ban hành, qua đó làm tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tinh thần vào cuộc quyết liệt hơn nữa của toàn hệ thống.
Trong thời gian tới, Tổng Giám đốc Agribank đề nghị toàn hệ thống cần thực hiện nghiêm túc và cụ thể hóa định hướng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, đẩy mạnh các chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng. Các chi nhánh trong toàn hệ thống làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực phù hợp lợi thế địa phương, các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng, tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát rủi ro, đảm bảo chất lượng tín dụng.