Ngành đồ uống có cồn tìm hướng đi mới trên sàn thương mại điện tử
Triển lãm Quốc tế Thực phẩm và đồ uống tại Hà Nội Sôi động chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư ngành thực phẩm, đồ uống Quảng bá lễ hội Thực phẩm và Đồ uống Vương quốc Anh tại Việt Nam |
Trong năm 2023, thị trường ngành đồ uống có cồn với các mặt hàng chủ đạo như bia, rượu ghi nhận tình hình kinh doanh ảm đạm. Nhiều nhãn hàng phải tìm cách tăng trưởng, một trong số đó chính là đẩy mạnh các phương thức bán hàng mới, đặc biệt là trên các kênh online.
Công ty phân tích dữ liệu thị trường YouNet ECI cho biết, chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm 2023, doanh thu ngành bia trên sàn Shopee tăng 154% so với nửa đầu năm, từ gần 35 tỷ đồng lên gần 89 tỷ đồng. Ngành hàng rượu gần như cũng tăng gấp đôi, từ 6,6 tỷ đồng lên 13,8 tỷ đồng.
Trong phân khúc bán chạy trên sàn ngành bia (từ 260.000 – 600.000 đồng và từ 600.000 – 1.300.000 đồng), tỷ trọng đóng góp của “mall shop” (gian hàng được Shopee đánh giá là chính hãng) rất cao, lên tới trên 80%. Chỉ số này chứng tỏ người tiêu dùng rất đề cao yếu tố uy tín.
Tính chung trên các sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, nhóm hàng đồ uống có cồn tăng 12% trong nửa cuối năm ngoái so với đầu năm, bất chấp việc 6 tháng đầu năm 2023 là thời điểm diễn ra kỳ nghỉ Tết Nguyên đán - vốn là cao điểm của thị trường bia rượu.
Các doanh nghiệp kinh doanh các loại đồ uống buộc phải tìm hướng đi mới trong thời buổi khó khăn |
Các doanh nghiệp kinh doanh bia trên sàn thương mại điện tử đạt tổng doanh thu 351 tỷ đồng trong năm 2023, dù con số này còn khiêm tốn so với tổng dung lượng thị trường bia nhưng quan trọng đã có mức tăng trưởng 12% kể trên.
YouNet ECI cũng đưa ra lý giải một vài yếu tố khiến sức mua đồ uống có cồn tăng cao trên các sàn TMĐT.
Đầu tiên là nỗ lực tìm ra kênh tăng trưởng bù số cho kênh truyền thống, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn của nhiều nhãn hàng bia mùa cuối năm.
Một trường hợp điển hình trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh online mà YouNet ECI kể đến đó chính là Sabeco. Sau thời điểm mở gian hàng chính hãng, Sabeco liên tục áp dụng các chiến lược voucher kích cầu người tiêu dùng và kết hợp với các chương trình khuyến mãi, ví dụ như bật lon để trúng giải thưởng để tăng cao doanh số qua kênh thương mại điện tử.
Gian hàng của Sabeco trên sàn TMĐT Shopee |
Kết quả, Sabeco tăng trưởng 4,8% về thị phần trên kênh online, còn lại doanh nghiệp khác đều chứng kiến tỷ trọng đều giảm, với Heineken và Carlsberg giảm lần lượt 4,5% và 2,3% trong 6 tháng cuối năm 2023.
Ngoài ra, các nhãn hàng đồ uống có cồn cần mạnh dạn hơn trong việc bày bán các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử bởi thói quen mua sắm thay đổi của người tiêu dùng, đặc biệt là Gen Z trẻ tuổi (nhóm người sinh năm 1997 trở ra). Đối với những nhóm đối tượng này thì cá nhân hóa, nhanh chóng và tiện lợi sẽ là những tiêu chí thiết yếu khi một món hàng. Các sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể đáp ứng được những nhu cầu này với những dịch vụ thanh toán không tiền mặt và giao hàng nhanh và tận nơi.
Một đặc trưng khác của nhóm khách hàng này chính họ sẽ hơi khó để trung thành với lại một nhãn hàng mà sẽ có xu hướng chuyển đổi thường xuyên. Dữ liệu cho biết có đến hơn 500 nhãn hàng bia rượu các loại đang được đăng bán ở trên các sàn thương mại điện tử, điều này trái ngược với các siêu thị truyền thống khi trung bình chỉ bán được khoảng 60 nhãn hàng. Điều này chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm đa dạng nhiều sản phẩm mới mẻ, góp phần giúp các doanh nghiệp tăng doanh số.