Nghị định 08: Khung pháp lý cần thiết để gỡ khó cho thị trường trái phiếu
ông Trần Minh Hoàng |
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Trả lời phỏng vấn phóng viên xu vàng 777 về tác động của Nghị định với thị trường trái phiếu và doanh nghiệp phát hành, ông Trần Minh Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu Phân tích Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng, đây sẽ là bước đầu tiên tạo khung pháp lý cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn với thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thị trường vốn nói chung.
Xin ông cho biết một số nội dung sửa đổi, bổ sung đúng chú ý nhất của Nghị định 08 là gì?
Các điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng nhất trong Nghị định này là sửa đổi, bổ sung Khoản 3 điều 34 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định: thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
Nghị định 08/2023/NĐ-CP cho phép linh động hơn. Theo đó, cho phép thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo các nguyên tắc sau: Tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó; Phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận; Doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Nghị định 08 cũng sửa đổi Điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về điều khoản chuyển tiếp khi quy định: Doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành.
Tuy nhiên, theo Nghị định 08, việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải đảm bảo các nguyên tắc: Tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này. Trường hợp kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.
Đối với người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Trường hợp có người sở hữu trái phiếu không chấp thuận phương án đàm phán thì doanhnghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (kể cả trường hợp việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận).
Bên cạnh việc sửa đổi bổ sung, Nghị định 08 còn tạm ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP đến hết ngày 31/12/2023. Vậy cụ thể các nội dung này là gì?
Thứ nhất là tạm ngưng hiệu lực quy định về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư cá nhân quy định tại Nghị định 65. Tại điểm d Khoản 6 điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định: Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán để mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư nắm giữ có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại. Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại điểm này có giá trị trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận.
Thứ hai là tạm ngưng hiệu lực quy định về thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành tại khoản 7, khoản 8 quy định, thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 06 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên. Và quy định doanh nghiệp tổ chức chào bán trái phiếu theo các phương thức quy định tại Điều 14 Nghị định này. Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.
Thứ ba, tạm ngưng hiệu lực thi hành quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 3 Điều 310 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP về phát hành trái phiếu ra công chúng.
Dưới góc nhìn của mình, theo ông Nghị định này tác động như thế nào đến công tác phát hành của doanh nghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian tới?
Nghị định có hiệu lực từ ngày 05/03/2023. VCBS đánh giá, nhìn chung điều khoản Nghị định chính thức khá tương đồng với các bản dự thảo được đưa ra lấy ý kiến thị trường. Theo đó, điểm đáng chú ý nhất trong Nghị định vẫn là quy định đàm phán kéo dài thời hạn trái phiếu. Việc có khung pháp lý chính thức giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian và không gian xử lý lượng trái phiếu đến hạn là điểm tích cực trong ngắn hạn đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đây sẽ là bước đầu tiên tạo khung pháp lý cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn với thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thị trường vốn nói chung.
Các bước tiếp theo nhằm xử lý lượng trái phiếu chậm thanh toán gốc lãi sẽ bao gồm quá trình đàm phán các điều khoản, tài sản khác giữa trái chủ và doanh nghiệp phát hành. Quá trình được dự báo tương đối phức tạp phụ thuộc vào từng trường hợp riêng biệt.
Mặc dù vậy, Nghị định này vẫn là khung pháp lý quan trọng được thị trường chờ đợi từ lâu trong bối cảnh khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp bị hạn chế đáng kể khi mặt bằng lãi suất đã tăng mạnh trong năm vừa qua.
Nhìn rộng hơn, các khó khăn trung hạn vẫn tồn tại bao gồm khả năng phát hành mới, phát hành tái cơ cấu bị hạn chế. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm nay các đợt phát hành thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay với tổng giá trị phát hành thành công là 610 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022, 2 tháng đầu năm giá trị phát hành thành công đạt khoảng 43.000 tỷ đồng.
Đồng thời, chi phí phát hành mới duy trì ở ngưỡng cao. Trong năm 2022, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng 2,3%-2,5%. Mức tăng này cũng đã nhanh chóng thể hiện vào lợi suất phát hành. Lượng trái phiếu mua lại trước hạn cũng sẽ tiếp tục làm giảm quy mô chung của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tính từ đầu năm đến ngày 07/03, trang thông tin trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận 57 lượt mua lại thành công trái phiếu trước hạn với tổng giá trị đạt hơn 5.600 tỷ đồng.
Do đó, với con số đáo hạn ước tính khoảng 250 nghìn tỷ trong năm 2023, thì tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo về dưới 1 triệu tỷ đồng vào cuối năm nay.
Theo đó, sau bước đi đầu tiên về khung pháp lý với Nghị đinh 08, nhà điều hành sẽ cần nhiều hơn những giải pháp nhằm vực dậy niềm tin với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tạo thuận lợi hơn giúp doanh nghiệp tốt có thể tiếp cận vốn thông qua thị trường vốn, và qua đó đảm bảo mục tiêu phát triển thị trường vốn trong dài hạn.
Xin cảm ơn ông!