NHNN Hòa Bình đẩy mạnh phối hợp công tác trên địa bàn huyện Lương Sơn
Ngành Ngân hàng Hòa Bình góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Ngành Ngân hàng Hòa Bình: Vượt khó đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp |
Toàn cảnh hội nghị |
Đến 15/3/2024, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn huyện đạt 3.761tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với 31/12/2023; tổng dư nợ cho vay đạt 2.624 tỷ đồng, tăng 174 tỷ đồng so với 31/12/2023.
Trong đó, tổng dư nợ các đối tượng chính sách đạt 410 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng so với cuối năm 2023; các chương trình tín dụng trọng tâm: dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ cao đạt 1.118 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 43% trên tổng dư nợ.
Các ý kiến phát biểu tại hội nghị chủ yếu tập trung đề xuất các nội dung sau: Đề nghị ngân hàng có gói cho vay hỗ trợ Hợp tác xã phát triển; tập trung nguồn vốn và có chế độ vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; phản ánh về thủ tục cấp giấy chứng nhận đất liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo; đẩy mạnh thông tin về bảo mật thông tin, nâng cao ý thức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp với cơ quan chức năng xử lý tội phạm liên quan đến tín dụng đen;…
Lãnh đạo các ngân hàng, TCTD cấp tỉnh, huyện đã có những chia sẻ, giải đáp làm rõ những vướng mắc mà đại diện các ban, ngành, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện Lương Sơn có ý kiến đề xuất, kiến nghị để nắm bắt và đồng hành cùng ngành Ngân hàng, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao kết quả, sự nỗ lực của các ngân hàng trên địa bàn huyện Lương Sơn trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; công tác phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền địa phương và hệ thống các ngân hàng trên địa bàn huyện đạt hiệu quả, trực tiếp tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn; kết nối doanh nghiệp với các TCTD, tìm cách giải quyết nhằm khơi thông dòng vốn, đưa tín dụng đi đúng hướng để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, tăng cường mối quan hệ công tác giữa ngành Ngân hàng với cấp ủy, chính quyền và các phòng ban, tổ chức đoàn thể liên quan trên địa bàn huyện. Qua đó, xây dựng định hướng phối hợp giữa NHNN tỉnh với UBND huyện trong quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng, TCTD trên địa bàn; có kênh kết nối liên lạc, thông tin, báo cáo thường xuyên giữa cấp huyện và ngành Ngân hàng nhằm nâng cao công tác chỉ đạo, triển khai các chủ trương, chính sách đối với lĩnh vực ngân hàng và là cầu nối tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Kết luận hội nghị, đồng chí Ngô Quang Lợi - quyền Giám đốc NHNN tỉnh đề nghị các ngân hàng, TCTD trên địa bàn huyện trong thời gian tới bám sát chủ trương, chính sách tiền tệ, tín dụng của NHNN Việt Nam; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu; tiếp tục phát huy công tác an sinh xã hội trên địa bàn; tạo kênh kết nối thông tin báo cáo, tiếp nhận phản ánh qua Văn phòng UBND huyện với NHNN tỉnh nhằm kịp thời xử lý khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền; truyền thông và thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
Đồng chí Ngô Quang Lợi - quyền Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Hòa Bình phát biểu tại hội nghị |
Cũng tại hội nghị, NHNN chi nhánh tỉnh Hòa Bình đề nghị các phòng ban, tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN tỉnh trong việc quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối tại địa bàn; chỉ đạo các phòng chuyên môn, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã phối hợp với ngành Ngân hàng hỗ trợ người dân tiếp cận các chương trình tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tích cực cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống...
Ngành Ngân hàng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện thông qua những ghi nhận và phản ánh, đề xuất, kiến nghị để hoạt động ngân hàng trên địa bàn đóng góp nhiều hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị, thực sự trở thành huyết mạch của nền kinh tế.