NHTW Nhật sẽ thay đổi chính sách khi đạt mục tiêu lạm phát
NHTW Nhật sẽ giữ nguyên chính sách nới lỏng Lạm phát vẫn gây áp lực lên NHTW Nhật |
Goushi Kataoka, hiện là chuyên gia kinh tế trưởng tại PwC Nhật Bản cho rằng, BOJ sẽ có thể dần dần rời bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng của mình sau khi đảm bảo mục tiêu lạm phát 2% đã đạt được một cách bền vững.
Ông kỳ vọng các cuộc đàm phán tiền lương vào mùa xuân năm 2024 sẽ là chìa khóa cho sứ mệnh lạm phát của BOJ. “Các cuộc đàm phán về tiền lương vào năm tới sẽ yêu cầu mức lương danh nghĩa tăng ít nhất bằng năm nay để xác nhận một chu kỳ có đạo đức về thu nhập, chi tiêu và giá cả”, ông nói.
Khi bắt đầu thoát khỏi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hiện tại, Kataoka kỳ vọng BOJ trước tiên sẽ loại bỏ "chốt" lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm, sau đó thoát khỏi chính sách lãi suất âm và cuối cùng là loại bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC).
Còn nhớ hồi tháng 7, BOJ đã có một sự điều chỉnh nhỏ đối với YCC khi cho phép lợi suất trái phiếu 10 năm được biến động linh hoạt hơn xung quanh mức 0%. BOJ cho biết hành động vào tháng 7 nhằm mục đích làm cho việc kiểm soát YCC bền vững hơn, nhưng thị trường coi động thái này là một bước nữa hướng tới việc NHTW quay trở lại chương trình kích thích khổng lồ của mình.
Đồng yên suy yếu đã làm suy giảm sức mua của người dân |
Tuy nhiên theo Kataoka, để đạt được mục tiêu lạm phát 2%, “chính phủ và ngân hàng trung ương Nhật Bản cần phải hợp tác với nhau về chính sách tiền tệ và tài chính”. Song ông cũng tỏ ra lo lắng về quyết tâm của Chính phủ, đồng thời mô tả việc tăng thuế của chính quyền trước đây vào năm 2014 và 2019 là làm suy yếu thử nghiệm chính sách tiền tệ táo bạo của Kuroda.
Việc duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của BOJ trong khi Fed và nhiều NHTW khác tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát trong thời gian qua đã khiến đồng yên rớt giá mạnh. Đồng yên yếu đã đẩy chi phí nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, làm suy giảm sức mua của các hộ gia đình và khiến Thủ tướng Fumio Kishida phải nỗ lực tìm kiếm các biện pháp trợ cấp giá bán lẻ xăng dầu và giảm thiểu sự gia tăng hóa đơn tiện ích.
Thế nhung trong phát biểu cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cũng cho biết, giá cả các đồng tiền nên được ấn định theo cơ chế thị trường, mặc dù những biến động đột ngột là điều không mong muốn. Ồn cũng không đưa ra bất kỳ một dấu hiệu rõ ràng nào về việc can thiệp vào thị trường để hỗ trợ đồng Yên yếu, vốn đang đẩy chi phí nhập khẩu tăng cao.
“Tiền tệ sẽ phản ánh các nguyên tắc cơ bản về kinh tế… Tôi đang theo dõi chặt chẽ các biến động của tiền tệ,” Suzuki nói với các phóng viên. “Không có thay đổi nào trong quan điểm của tôi về tiền tệ kể từ (những gì) tôi đã nêu trước đây. Không có gì để bổ sung”.
Một số thành viên thị trường ngạc nhiên trước sự thiếu quyết tâm để giữ đồng yên không giảm quá 145 yên đổi một đôla. Việc vi phạm mức đó vào tháng 9 năm ngoái đã gây ra sự can thiệp mua đồng yên đầu tiên của Nhật Bản sau 24 năm.
“Tôi rất ngạc nhiên trước sự thiếu nhiệt tình trong bình luận của ông Suzuki”, Daisaku Ueno - Chiến lược gia trưởng về ngoại hối của Mitsubishi UFJ Securities cho biết. “Điều đó khiến tôi nghĩ rằng chính quyền Nhật Bản sẽ đợi cho đến khi đồng đô la chạm mức thấp nhất trong 32 năm là gần 152 yên để can thiệp”.
Suy đoán đang kéo dài trên thị trường tiền tệ rằng chính quyền Nhật Bản có thể thay đổi chính sách đối với đồng yên yếu bằng cách tập trung vào các biện pháp chính sách tài khóa, chẳng hạn như duy trì trợ cấp xăng dầu để giảm thiểu tác động của việc tăng giá đối với người tiêu dùng. Các nhà chức trách cũng cho biết đồng yên yếu hơn đang giúp thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài hơn, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ.
Hiện các nhà giao dịch đang theo dõi bất kỳ dấu hiệu can thiệp nào của các quan chức Nhật Bản để hỗ trợ đồng tiền đang suy yếu. Tuy nhiên, các quan chức Nhật Bản hiếm khi đưa ra cảnh báo bằng lời nói kể từ tháng trước đối với những nhà đầu cơ đang cố gắng bán tháo đồng yên.