OPEC cân nhắc việc trì hoãn tăng sản lượng
Liên minh được gọi là OPEC+, bao gồm một số nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, bắt đầu cuộc họp hai ngày vào thứ Hai tuần này để thảo luận về giai đoạn tiếp theo của chính sách sản xuất của mình. Liên minh đã đồng ý cắt giảm sản lượng lớn nhất trong lịch sử vào tháng 4, nhưng mức giảm 9,7 triệu thùng/ngày sau đó đã được thu hẹp trở lại 7,7 triệu vào tháng 8. Với việc giảm sản lượng này, Ả Rập Xê Út, với vị thế là vua của OPEC, thường là nước chịu gánh nặng nhất.
Theo bà Caroline Bain, chuyên gia kinh tế hàng hóa chính tại Capital Economics, nội dung các cuộc họp vào thứ Hai và thứ Ba sẽ không tạo ra bất ngờ nào, đồng thời việc gia hạn cắt giảm sản lượng phần lớn là do giá dầu.
Hiện giá dầu Brent có thể sẽ giữ ở mức 60 USD/thùng vào cuối năm 2021, nhưng Capital Economics có thể điều chỉnh dự báo do các thông tin thử nghiệm vắc xin đáng khích lệ từ những gã khổng lồ dược phẩm có thể giúp mở cửa nền kinh tế sau dịch bệnh do vi-rút corana gây ra.
Theo các nhà quan sát thị trường, cả hai tiêu chuẩn giá dầu “ở mức” hoặc “khoảng” 50 USD/thùng trong năm tới khi nhu cầu tăng chậm sau cú sốc vào tháng 3 và tháng 4/2020. Giá dầu của Mỹ lao xuống mức tiêu cực trong làn sóng đầu tiên của đại dịch khi Ả Rập Xê Út và Nga tranh cãi về một thỏa thuận sản lượng. Nhưng giá dầu Brent giao sau hiện ở mức 48,18 USD/thùng, với giá dầu Brent tương lai ở mức 45,52 USD/thùng.
Hoạt động giàn khoan đã tăng đều vào mùa thu này, ngay cả trước khi dầu bắt đầu đợt tăng gần đây nhất. Theo ông Smith, Chuyên gia phân tích dầu khí tại BCS Global Markets, khi giá dầu hướng tới mức 50 USD/thùng, là “điểm mốc” quan trọng có thể bị vượt qua, thúc đẩy hoạt động khoan dầu của Mỹ đồng thời giúp sản lượng dầu tăng.
Bà Bain cũng kết luận rằng sự phục hồi dần dần trong sản xuất dầu của Hoa Kỳ, cùng với sự trở lại của một số nguồn cung OPEC + sẽ đóng vai trò là mức trần cho giá dầu trong tương lai không xa.