Phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa được nâng tầm
Tăng phối hợp trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ
Lĩnh vực chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai trong số ngành kinh tế tổng hợp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trả lời câu hỏi của phóng viên xu vàng 777 về sự phối hợp giữa điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và chính sách tài khóa của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định vai trò phối kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, sự phối kết hợp này đã được nâng lên tầm cao mới trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được nâng lên tầm cao mới |
Theo đó, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ và không thể tách rời. Trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ, Chính phủ cũng đã sử dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ chưa từng có trong tiền lệ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia vừa qua cũng đánh giá, trong khoảng thời gian 4 - 5 năm qua, sự phối hợp giữa 2 chính sách tài khóa, tiền tệ đã được nâng lên một bước, đạt hiệu quả.
Phân tích kỹ hơn về sự phối kết hợp đặc biệt này, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã xoay chuyển linh hoạt trước bối cảnh rất khó khăn; chính sách tài khóa vững vàng hơn vượt qua được khó khăn để có mức tăng trưởng ấn tượng; thành công trong thực hiện các mục tiêu về tài chính - ngân sách nhà nước; nợ công, nợ chính phủ được kiểm soát thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra, thu ngân sách đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Nhờ đó, “trước những biến động lớn, khó dự báo, chúng ta vẫn điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế, đảm bảo ổn định an ninh xã hội, an ninh quốc phòng và đảm bảo tăng trưởng kinh tế”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục theo sát diễn biến tình hình kinh tế - xã hội; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chính sách về thu ngân sách, từ đó có các giải pháp về chính sách thuế phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giải quyết những vấn đề của thực tiễn
Tại buổi họp báo, vấn đề được dư luận quan tâm nhất hiện nay là những khó khăn trong thực hiện thủ tục đóng mã số thuế (MST), ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục hành chính trong nộp thuế của người dân. Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Bộ Tài chính cho biết, qua quá trình rà soát chuẩn hóa dữ liệu MST cá nhân thực hiện theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 cơ quan thuế phát hiện các trường hợp một cá nhân (một số định danh) tương ứng với nhiều MST, do cá nhân hoặc tổ chức chi trả thu nhập khi thực hiện nghĩa vụ thuế đã sử dụng số giấy tờ tùy thân khác số giấy tờ đã đăng ký MST, dẫn đến cá nhân được cấp thêm MST mới khác với MST đã được cấp trước đó, nghĩa là người nộp thuế có 2, thậm chí là nhiều MST.
Để tạo thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục thuế, Cơ quan thuế đã hướng dẫn người nộp thuế thực hiện thay đổi thông tin giấy tờ tùy thân. Từ tháng 1/2024, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn các Cục Thuế xử lý trường hợp 1 người nộp thuế có nhiều MST theo hướng, hệ thống quản lý thuế MS đã bỏ chặn điều kiện kiểm tra trùng số CMND/CCCD, do vậy người nộp thuế có thể đồng thời thực hiện thủ tục hành chính về thuế, nộp thuế vào NSNN để hoàn thành các thủ tục hành chính về chuyển nhượng đất đai, mua xe... trong trường hợp có nhiều hơn 1 MST. Đồng thời, Tổng cục Thuế hướng dẫn người dân thực hiện đóng/hủy MST theo quy định hoặc thực hiện cập nhật thông tin chính xác của các MST đang tồn tại…
Liên quan đến mong muốn sớm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Trương Bá Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định chỉ số giá tiêu dùng biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Từ năm 2009 khi Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành đến hiện nay, Bộ Tài chính luôn chủ động rà soát, tham mưu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2020 đến nay biến động chưa đến 20%. Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi diễn biến của chỉ số này để chủ động đề xuất theo quy định trong thời gian tới. Đối với việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân lộ trình là năm 2025 và đã được Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền. Khi sửa đổi Luật này, Bộ sẽ sửa tổng thể các nội dung gồm thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, mức giảm trừ gia cảnh.