Tìm hướng đi bền vững cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại của doanh nghiệp khởi nghiệp? |
Mảng màu sáng tối của bức tranh khởi nghiệp
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2023, cả nước chứng kiến 201.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi tháng ghi nhận 18.300 doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như quay trở lại hoạt động.
TS. Đinh Việt Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia (VINEN) tin rằng, tinh thần khởi nghiệp kinh doanh ở Việt Nam đang rất mạnh từ những con số nêu trên. Theo tính toán, từ năm 2016 - năm đầu tiên Việt Nam của chúng ta coi là năm quốc gia về khởi nghiệp - đến nay, chưa có năm nào số lượng doanh nghiệp thành lập mới, kể cả trong giai đoạn Covid-19, ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập mới dưới con số 100.000.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận lại rằng năm 2023 vừa qua, những tác động tiêu cực của tình hình địa chính trị trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng, kinh tế suy thoái… đã khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Chịu tác động nặng nề nhất chính là các nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp. Cũng theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 11 tháng năm 2023 là 158.800 doanh nghiệp, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng chứng kiến 14.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Nhiều doanh nghiệp phản ánh về tình trạng mất đơn hàng, sụt giảm doanh thu, cắt giảm nhân sự...
Ông Hòa chỉ ra rằng, các vấn đề nổi cộm của các doanh nghiệp hiện nay xuất phát từ chính nội tại của họ. Nhiều công ty khởi nghiệp có năng lực quản trị còn yếu, lại phải đối mặt với một giai đoạn đầy biến động. Các ông chủ doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có xuất phát điểm từ học nghề và giỏi chuyên môn. Họ thiếu kinh nghiệm quản lý, vận hành một công ty, vốn đòi hỏi nhiều kiến thức, đặc biệt về quản trị dòng tiền.
Bên cạnh đó, bản thân sản phẩm của các công ty khởi nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nói riêng vẫn chưa đủ tốt để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính trên thế giới. Do đó, sản phẩm dễ bị các đối tác xuất khẩu hoàn trả lại, phần thiệt sẽ rơi vào chính các doanh nghiệp, phải chi trả nhiều khoản phí liên quan nhằm khắc phục thiệt hại...
Trong khi đó, TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp cho rằng, khó khăn cơ bản nhất mà các công ty mới thành lập phải chịu đó chính là nguồn vốn. Nhiều tổ chức tài chính đang “dè dặt” trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp. Thị trường vốn mạo hiểm Việt Nam ghi nhận đang ở mức đáy trong 3 năm trở lại đây. Một số báo cáo mới cho thấy tổng giá trị vốn đổ vào các startup Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 chỉ đạt khoảng 600 triệu USD, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó sau 3 năm Covid -19, chịu ảnh hưởng bởi xung đột địa chính trị trên thế giới cùng những khó khăn từ đối tác, năng lực về vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đang ở mức “cạn kiệt”.
Đổi mới sáng tạo là điều kiện tiên quyết
TS. Đinh Quang Hòa nhận định, những khó khăn của nền kinh tế sẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2024. Dù vậy, đây chính là thời điểm để “sàng lọc”, những doanh nghiệp có sức sống tốt sẽ có thể phát triển mạnh hơn trong giai đoạn sắp tới. Và để có sức sống tốt hơn, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầy thách thức này cần phải hiểu rõ khách hàng muốn gì, đầu tư thật tốt cho sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh...
Đồng quan điểm, ông Mạc Quốc Anh tin rằng, khi tạo ra sản phẩm đổi mới sáng tạo hoặc bất kể một dịch vụ gì, điều quan trọng nhất là phải nghiên cứu rõ về thị trường và đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, các sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ mới cần được thị trường thử nghiệm. Ví dụ, chỉ cần kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tại một địa bàn cố định, một phạm vi nhất định. Chẳng hạn, các doanh nghiệp có thể tiến hành trên địa bàn một