Tín dụng vào cuộc hỗ trợ ngành giáo dục
Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, giữa tháng 3/2020 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có văn bản kiến nghị Chính phủ thực hiện một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn.
Theo Bộ GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đang gặp rất nhiều khó khăn, thiệt hại lớn và các ảnh hưởng tiêu cực khó lường khác do tác động của dịch Covid-19. Mặc dù học sinh, sinh viên không đến trường, lớp nhưng các cơ sở giáo dục vẫn phải duy trì hệ thống và các chi phí vận hành, chi phí thuê mặt bằng, trả lương, nộp Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đầy đủ cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, chi phí đầu tư xây dựng, khấu hao, thuế, các chi phí khác… nhất là đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, bình quân từ 15-20 tỷ đồng/tháng cho mỗi trường đại học ngoài công lập.
Từ đó, Bộ đề nghị 6 nhóm giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục quốc dân. Cụ thể, đối với chính sách thuế, phí, BHYT và BHXH, Bộ GD&ĐT đề nghị Chính phủ cho phép miễn giảm hoặc kéo dài thời gian quyết toán các khoản thuế năm 2019 và miễn thuế phát sinh trong quý I và II/2020 đối với tất cả các cơ sở giáo dục đào tạo. Để tạo điều kiện cho các trường học duy trì hoạt động, trong quý I và II/2020, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị miễn đóng BHYT, BHXH và BHTN cho các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập.
Các cơ sở giáo dục đang gặp nhiều khó khăn do phải đóng cửa vì dịch bệnh |
Riêng về chính sách tín dụng, ngành Giáo dục đề xuất Chính phủ chỉ đạo NHNN có gói tín dụng ưu đãi lãi suất 0% áp dụng cho đối tượng là các cơ sở giáo dục ngoài công lập vay với mục đích duy trì hoạt động thường xuyên (bao gồm: trả lương, trả chi phí thuê mặt bằng, điện, nước và các chi phí vận hành khác) nhằm có nguồn vốn chi trả hoạt động và để người lao động yên tâm công tác, tiếp tục có động lực, niềm tin đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà...
Quan sát cho thấy, sau khi Bộ GD&ĐT có các kiến nghị trên, ngày 10/4 vừa qua Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị quyết về việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Theo đó, các đề nghị liên quan đến chính sách thuế, phí, BHYT, BHXH và BHTN đã cơ bản được đáp ứng. Cụ thể, người lao động là giáo viên, công nhân viên tại các cơ sở giáo dục đào tạo bị buộc phải tạm hoãn hợp đồng hoặc nghỉ việc không lương được xem xét hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng (trong vòng 3 tháng). Những giáo viên, cán bộ công nhân viên không có hợp đồng lao động hoặc chưa đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng được hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài ra, các cơ sở đào tạo, các trường học đã trả 50% lương cho người lao động nghỉ việc cũng được NHCSXH cho vay lãi suất 0%/năm để trả phần lương còn lại đối với người lao động tạm thời bị mất việc. Liên quan đến chương trình tín dụng này, NHCSXH Việt Nam cho biết, sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, ngành ban hành các quyết định liên quan, xây dựng hướng dẫn cho vay, nhằm đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài khoản cho vay không tính lãi suất của NHCSXH để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương ngừng việc cho người lao động, theo quan sát của xu vàng 777 , hiện nay nhiều NHTM và các tổ chức tài chính vi mô cũng đã vào cuộc hỗ trợ vốn cho các cơ sở giáo dục đào tạo.
Cụ thể, OCB và PvComBank mới đây đã lần lượt tung ra 2 gói vay ưu đãi lãi suất dành cho các trường học và giáo viên, cán bộ công nhân viên. Phía PvComBank, với sản phẩm “Tiếp sức thầy cô – An tâm vượt dịch”, cam kết sẽ cho vay không cần tài sản thế chấp với hạn mức tối đa gấp 6 lần thu nhập của người lao động, thời gian vay có thể kéo dài 60 tháng và lãi suất chỉ từ 5%/năm.
Phía OCB cũng cam kết cho vay đối với tất cả các giáo viên, cán bộ công nhân viên trong hệ thống trường học có liên kết với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, tất cả các trường học cũng được ưu đãi giảm 2%/năm đối với lãi suất vay VND so với các khoản vay thương mại thông thường, kéo dài đến hết năm 2020.
Ngoài các NHTM, hiện nay tại địa bàn TP.HCM, Quỹ Tài chính Vi mô CEP và Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM cũng đã được UBND TP.HCM chỉ đạo giảm một phần lãi suất cho vay vốn để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho các cơ sở đào tạo và cán bộ công nhân viên trong ngành giáo dục.
Thống kê của Sở GD&ĐT TP.HCM cho thấy, đến thời điểm hiện tại, ngành giáo dục tại địa phương đã bắt đầu triển khai hỗ trợ 1,2 triệu đồng/tháng đối với các giáo viên đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ (dưới 12 tháng tuổi). Quỹ Tài chính Vi mô CEP cũng đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục TP.HCM xét duyệt được 509 hồ sơ vay vốn với tổng số tiền là trên 24,5 tỷ đồng. Mỗi giáo viên, cán bộ công nhân viên dự kiến sẽ được vay từ 10-50 triệu đồng không cần tài sản thế chấp. Trong khi đó, Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM cũng đã xét duyệt được 57 hồ sơ vay vốn ưu đãi tạo lập nhà ở cho người giáo viên, công nhân viên thu nhập thấp với tổng số tiền là 50,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, hiện nay trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ cũng đã đề nghị các địa phương tiếp tục tận dụng các nguồn tài trợ vốn ODA để huy động thêm nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 theo Nghị quyết 35/2019 của Chính phủ. Vì Nghị quyết này đã mở rộng danh mục các dự án được vay tín dụng đầu tư từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) bao gồm cả các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập và VDB hiện cũng đã mở rộng danh mục này để cho phép các cơ sở giáo dục sử dụng đa dạng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cả trong và ngoài nước.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương vừa diễn ra mới đây, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, NHNN sẽ hướng dẫn NHCSXH để thực hiện các thủ tục cho vay tái cấp vốn của NHNN cho NHCSXH khoảng 16 nghìn tỷ đồng với lãi suất 0% để cho vay người lao động bị ngừng việc tạm thời. |