TỔNG THUẬT: Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023: “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số”
Từ năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chọn ngày 11/5 hằng năm là “Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng”. Đây cũng là dịp để ngành Ngân hàng nhìn nhận đánh giá về hoạt động chuyển đổi số, đồng thời trình diễn, giới thiệu các giải pháp “số hóa” trong lĩnh vực của Ngành.
Tiếp nối thành công Sự kiện Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2022, ngày 18/5/2023, tại Hà Nội, NHNN tiếp tục tổ chức Sự kiện Ngày Chuyển đổi ngành Ngân hàng năm 2023.
Sự kiện năm nay gồm Hội nghị chuyên đề: Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số. Triển lãm trưng bày mô phỏng các sản phẩm dịch vụ nổi bật, tiêu biểu trong chuyển đổi số của các ngân hàng và một số tổ chức trung gian thanh toán; Lễ Trao bằng khen của Thống đốc NHNN cho một số tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số ngành Ngân hàng.
Sự kiện Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023 được tổ chức nhằm truyền thông rộng rãi kết quả ngành Ngân hàng đạt được sau 2 năm triển khai Quyết định 810/QĐ-NHNN, đồng thời hưởng ứng thông điệp của Thủ tướng Chính phủ “Năm 2023 - năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”.
Trước bối cảnh mới của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của công nghệ tài chính - Fintech, chuyển đổi số trở thành lựa chọn bắt buộc đối với ngành Ngân hàng Việt Nam, là hướng đi tất yếu giúp ngành Ngân hàng thích ứng và vượt lên thách thức của bối cảnh 4.0. Triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, nhận thức rõ cơ hội lẫn thách thức, NHNN đã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 810/QĐ-NHNN) với quan điểm lấy người dân làm trung tâm và tiện ích, thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ là thước đo hiệu quả chuyển đổi số. Sau gần 2 năm triển khai Quyết định 810, hoạt động chuyển số ngành Ngân hàng đã ghi nhận những thành tựu rõ nét.
Đối với công tác chỉ đạo, điều hành, NHNN đã ban hành và triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số như: Ban hành hướng dẫn mở tài khoản thanh toán của cá nhân, phát hành thẻ ngân hàng, thực hiện dịch vụ bảo lãnh bằng phương thức điện tử eKYC; Trình Chính phủ phê duyệt Quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money); Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy định về đảm bảo an ninh an toàn và thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật (QR, thẻ chip...) tạo thuận lợi cho việc liên thông, kết nối; giảm phí dịch vụ thanh toán (giai đoạn Covid-19 và hậu Covid-19) để khuyến khích người dân tiếp cận sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Hiện, NHNN đang hoàn thiện trình Chính phủ Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (Regulatory Sandbox); rà soát, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng dự kiến bổ sung các quy định để triển khai chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số.
Về hạ tầng, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hoạt động an toàn, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc; NHNN chỉ đạo xây dựng đưa vào vận hành hệ thống bù trừ điện tử phục vụ các giao dịch bán lẻ (ACH) với khả năng thanh toán thời gian thực, hoạt động liên tục 24/7, xử lý giao dịch đa kênh có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số. Công tác đảm bảo an ninh an toàn hệ thống công nghệ thông tin được chú trọng.
Để theo kịp với dòng chảy số hóa, các ngân hàng đầu tư mạnh mẽ công nghệ mới, ngân hàng lõi, ứng dụng API, xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở... Theo thống kê NHNN, đến cuối năm 2022, ngành Ngân hàng đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số và đã đưa Việt Nam là một trong những nước ứng dụng ngân hàng số hàng đầu (tỷ lệ tăng trưởng 40% về thanh toán số trong ba, bốn năm qua).
Đến nay có tới 96% ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số và có 92% ngân hàng đã phát triển dịch vụ ứng dụng trên Internet và Mobile. Tùy thuộc vào quy mô, khả năng tài chính cũng như nguồn lực mà mỗi ngân hàng sẽ có mức độ chuyển đổi số khác nhau. Nhưng đến thời điểm này, hầu hết các NHTM Việt Nam cũng đã cho ra mắt ứng dụng ngân hàng số và nỗ lực tạo sự khác biệt cho sản phẩm số giữa các NHTM, như: Vietcombank có VCB Digibank, VietinBank iPay của VietinBank, BIDV SmartBanking của BIDV, hay eBank X của TPBank, Ebanking của HDBank,…
Hiện có 14 đơn vị tham gia Triển lãm tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023 gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam; Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam; Ngân hàng TMCP Phương Đông; Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng TMCP Nam Á; Ngân hàng TMCP Tiên phong; Ngân hàng TMCP Quân đội; Ngân hàng TMCP Hàng Hải; Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY); Công ty cổ phần dịch vụ Epay và 4 đơn vị đại diện ngành giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu. |
Để triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án của Chính phủ, Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể đến năm 2025. Theo đó, NHNN sẽ tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số ngân hàng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ và tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, các hệ thống thông tin quan trọng của NHNN; tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về ứng dụng kỹ thuật số và những lưu ý để phòng, tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử…
Dù ngành Ngân hàng đã và đang đạt những kết quả đáng khích lệ, nhưng để có thể giữ ngọn cờ tiên phong trong chuyển đổi số, ngành Ngân hàng cần có những hạt nhân mang tinh thần thử nghiệm, trải nghiệm. Muốn làm được điều này, việc đầu tiên là cần chú trọng và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện khung pháp lý phát triển ngân hàng số. Trước mắt, ưu tiên các quy định liên quan đến thử nghiệm trong lĩnh vực tài chính, tháo gỡ các vướng mắc trong quy định hiện tại, rà soát sửa đổi tạo điều kiện định danh, xác thực điện tử trong ngành Ngân hàng; rà soát văn bản hướng dẫn về lưu trữ, bảo vệ và chia sẻ dữ liệu; hướng dẫn kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho eKYC khách hàng.
Vì vậy, Sự kiện Chuyển đổi số và hội thảo chuyên đề: “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số” được kỳ vọng sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh Chuyển đổi số ngành Ngân hàng trong năm qua để cùng nhau tiếp tục nỗ lực đưa hoạt động ngân hàng không ngừng phát triển hiện đại phục vụ người dân tốt hơn nữa.
Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023, với Chủ đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì; xu vàng 777 làm đầu mối phối hợp với Vụ Thanh toán, Vụ Truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức. Sự kiện được tổ chức vào 8h30 ngày 18/5/2023 tại Khách sạn JW Marriott, số 8 phố Đỗ Đức Dục, Hà Nội. |
Tham dự sự kiện có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Về phía các bộ, ngành có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Phương Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đồng chí Mai Thị Thu Vân, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự…
Về phía ngành Ngân hàng có đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Thống đốc NHNN Việt Nam và Ban lãnh đạo NHNN; các đồng chí là thành viên Ban chỉ đạo và Tổ công tác Chuyển đổi số; Chủ tịch HĐQT/HĐTV và Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh; công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô, công ty viễn thông, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng; đại diện một số trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội và các tổ chức quốc tế.
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Thống đốc NHNN Việt Nam phát biểu tại Hội nghị |
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng:
Ngành Ngân hàng luôn bám sát định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về chuyển đổi số
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nằm trong ưu tiên phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhấn mạnh “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Quốc hội cũng đã đề ra nhiệm vụ “đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển Kinh tế số, Xã hội số”.
Tiếp tục bám sát, triển khai định hướng, chỉ đạo và các nhiệm vụ được giao tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư (Đề án 06) và chủ đề “Năm dữ liệu số 2023” đề ra tại Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động năm 2022 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, NHNN Việt Nam đã lựa chọn Chủ đề thông điệp “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số” cho sự kiện Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023 hôm nay.
Thời gian qua, bám sát định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, nhờ sự phối hợp, hỗ trợ từ các bộ, ban, ngành liên quan cùng với sự chủ động tích cực của toàn Ngành, phát huy những kết quả đã đạt được và tiếp tục tinh thần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo với phương châm lấy khách hàng làm trọng tâm, ngành Ngân hàng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ sau 2 năm triển khai Kế hoạch chuyển đổi số (Quyết định 810/QĐ-NHNN) trên nhiều mặt.
NHNN đã quán triệt chỉ đạo triển khai tích cực Đề án 06, ký kết Kế hoạch phối hợp triển khai số 01/KHPH-NHNN-BCA với Bộ Công an gồm 11 nhóm nhiệm vụ lớn và 35 nhiệm vụ cụ thể, hướng tới việc ứng dụng dữ liệu dân cư để đem lại các tiện ích, lợi ích mới cho khách hàng.
Hiện nay, NHNN đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, làm sạch 25 triệu khách hàng thông tin tín dụng và phục vụ cho nhiều hoạt động nghiệp vụ khác. Các tổ chức tín dụng đã không ngừng nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công nghệ số tiên tiến như dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo/học máy.... nhằm tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, cung ứng sản phẩm - dịch vụ mang tính cá nhân hóa cao, phù hợp với nhu cầu, hành trình khách hàng.
Nhiều tổ chức tín dụng đã triển khai các giải pháp cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán dựa trên xác thực dữ liệu dân cư; cho phép định danh, xác minh thông tin khách hàng bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp hoặc ứng dụng VNeID; làm sạch thông tin khách hàng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tối ưu quá trình cho vay bằng các giải pháp chấm điểm tín dụng, xác thực thông tin đa chiều bằng dữ liệu dân cư…
Những kết quả này đã được minh chứng qua những thông tin nổi bật như: nhiều ngân hàng có hơn 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới; khoảng 74,63% người trưởng thành đã có tài khoản ngân hàng; 3,71 triệu tài khoản Mobile-Money đã được mở, trong đó hơn 70% được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Bên cạnh đó, một số chỉ số đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng như tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, tỷ lệ dịch vụ công của NHNN đủ điều kiện được nâng cấp lên mức độ 4...
Tại sự kiện “Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2023” hôm nay, kính mời Phó Thủ tướng và các Quý vị cùng lắng nghe những phát biểu chia sẻ, tham luận của các đơn vị về kết quả chuyển đổi số ngành Ngân hàng sau 2 năm thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số, các tiết mục trình diễn về sản phẩm, dịch vụ đổi mới sáng tạo và chương trình trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có đóng góp thành tích xuất sắc trong công cuộc chuyển đổi số của ngành Ngân hàng.
Sau khi kết thúc phần trình bày của các đơn vị, Ban lãnh đạo NHNN và tập thể, cán bộ ngành Ngân hàng rất mong nhận được những định hướng, chỉ đạo của Phó Thủ tướng đối với công tác chuyển đổi số ngành Ngân hàng, qua đó giúp ngành Ngân hàng tự hoàn thiện, đóng góp tích cực và ý nghĩa hơn nữa vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng:
Ngành Ngân hàng đi tiên phong chuyển đổi số sẽ kéo theo cả nước chuyển đổi số
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng |
NHNN là một điểm sáng về chuyển đổi số, đứng thứ tư về xếp hạng chuyển đổi số quốc gia, thứ nhất về an toàn thông tin; 99% hồ sơ dịch vụ công được xử lý trực tuyến hoàn chỉnh; trên 50% các nhiệm vụ được giao trong chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 đã được NHNN hoàn thành; kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia đặc biệt là cơ sở dữ liệu về dân cư đã thu được kết quả bước đầu khả quan.
Ngành Ngân hàng đi tiên phong chuyển đổi số sẽ kéo theo cả nước chuyển đổi số. Chuyển đổi số khác với ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu ở chỗ, công nghệ thông tin làm rời rạc, làm từng phần còn chuyển đổi số thì làm hoàn chỉnh, đưa mọi hoạt động lên môi trường số và khi đó mọi hoạt động của tổ chức sẽ nhận được dữ liệu.
Dữ liệu sinh ra từng ngày, dùng công nghệ số để phân tích, đánh giá dữ liệu này sẽ giám sát, nhìn thấy được toàn Ngành một cách trực tuyến, toàn diện; các quyết định sẽ được đưa ra dựa trên dữ liệu, các quá trình mới sẽ được tạo ra dựa trên dữ liệu. Tất cả các điểm này sẽ được thực hiện dựa trên công nghệ.
Chuyển đổi số có một nội dung quan trọng là quản trị số, dùng công nghệ số để quản trị tổ chức, quản trị ngành. Quản trị truyền thống trên môi trường thực thì tiền kiểm, dựa trên báo cáo nhiều. Quản trị số trên môi trường số thì chủ yếu hậu kiểm vì các nhà quản lý nhìn thấy tức thời mọi hoạt động. Quản trị số giảm cấp dưới báo cáo cấp trên vì dữ liệu của các cấp đã có sẵn trên môi trường số. Chuyển đổi số của chúng ta chưa nhấn mạnh đến quản trị số và điều này cần phải được thay đổi.
Ngành Ngân hàng có 2 loại tài sản lớn, một loại đang được sử dụng rất hiệu quả là tiền và một loại chưa được khai thác hết công suất là dữ liệu. Dữ liệu là một loại tài nguyên mới, có người gọi là “dầu mỏ” có người gọi là “đầu vào mới của sản xuất”, tương tự như đất. Ngân hàng là ngành có nhiều dữ liệu nhất, dữ liệu này đang được tăng lên từng ngày. Ngành Ngân hàng “canh tác” trên mảnh đất mới này thì sẽ tạo ra rất nhiều giá trị mới cho đất nước. Dữ liệu được đánh thức cũng giống như con hổ được đánh thức sẽ tạo ra những đột phá cho ngành Ngân hàng, trở thành ngành đi đầu trong phân tích dữ liệu lớn.
Hưởng ứng phát động của Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã lấy năm 2023 là năm dữ liệu quốc gia. Xây dựng hạ tầng dữ liệu, xây dựng ngành công nghiệp về dữ liệu bao gồm thu thập dữ liệu, xác định quyền sở hữu dữ liệu, dán nhãn dữ liệu, định giá dữ liệu, giao dịch dữ liệu, lưu thông và bảo vệ dữ liệu rồi đến phân tích và xử lý dữ liệu, tạo ra dữ liệu mới là căn bản của chuyển đổi số.
Muốn quản lý cái gì phải đo lường được cái đó. NHNN có thể cùng Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Bộ tiêu chí đo lường mức độ chuyển đổi số, tiến hành đo lường và công bố hàng năm… để thúc đẩy các ngân hàng chuyển đổi số.
Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã công bố các nền tảng chuyển đổi số quốc gia để làm hạ tầng phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số. NHNN đã công bố và đưa vào vận hành 4 nền tảng dùng chung trong ngành Ngân hàng là thanh toán điện tử liên ngân hàng, tích hợp chia sẻ dữ liệu, phân tích và sử lý dữ liệu… NHNN có thể xây dựng thêm các nền tảng số dùng chung trong ngành Ngân hàng.
Chuyển đổi số thì chuyển đổi mô hình vận hành là quan trọng, chuyển đổi số cùng với đổi mới sáng tạo là quan trọng. Chuyển đổi số, công nghệ số tạo ra thay đổi nhiều nhất trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có đến 23% các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc lĩnh vực công nghệ tài chính. Ngành Ngân hàng cần cho phép thử nghiệm có kiểm soát nhiều hơn các công nghệ mới như ngân hàng số…
Ngành Ngân hàng có điều kiện về nguồn nhân lực số, là ngành hội nhập cao và có tư duy về chuyển đổi số. Bộ Thông tin và Truyền thông rất mong Thống đốc NHNN đi đầu về chuyển đổi số quốc gia để ngành Ngân hàng luôn thuộc nhóm dẫn đầu về chuyển đổi số, tạo ra những giá trị mới cho Ngành và cho cả đất nước.
Về ứng dụng công nghệ thông tin, ngành Ngân hàng đã đi đầu và nay sẽ là đi đầu trong chuyển đổi số. Nếu làm được việc này, ngành Ngân hàng có thêm một sự đóng góp mới cho đất nước phát triển. Ngành Ngân hàng chuyển đổi số sẽ tạo ra thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ, các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể đáp ứng được các nhu cầu của ngân hàng, đặc biệt là về biến ứng linh hoạt.
Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi các ngân hàng sử dụng các trung tâm dữ liệu của Việt Nam…
Xin chúc ngành Ngân hàng chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa và thành công hơn nữa; chúc ngành Ngân hàng luôn trong nhóm đầu chuyển đổi số, các ngân hàng sử dụng và sáng tạo thêm các sản phẩm công nghệ cho khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ chỉ có công nghệ 4.0 mới thực hiện được.
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN):
Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đạt kết quả đáng khích lệ
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán - NHNN |
Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 52-NQ/T về một số chủ trương, đường lối, chính sách chủ động tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 749/QĐ-TTg ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2289/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030.
Với chủ trương, định hướng của Đảng, ngày 11/5/2021, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 810 ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng, trong đó mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm, lấy sự tiện lợi của việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng số làm thước đo hiệu quả của chuyển đổi số.
Sau 2 năm thực hiện, ngành Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. NHNN luôn được đánh giá cao trong bộ chỉ số chuyển đổi số của các bộ, ngành; chỉ số kiến tạo thể chế về chuyển đổi số; chỉ số an toàn, an ninh mạng.
Để đạt được những kết quả nêu trên, ngành Ngân hàng đã tích cực thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong Quyết định 810 của Thống đốc.
Thứ nhất, về việc chuyển đổi nhận thức, trong năm 2021, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số của ngành Ngân hàng do đồng chí Thống đốc NHNN làm Trưởng ban; các Thủ trưởng, người đứng đầu các đơn vị Vụ, Cục và một số các tổ chức tín dụng là thành viên. NHNN đã công bố ngày 11/5 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Cũng trong 2 năm qua, NHNN đã tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo, các khóa đào tạo cho các cấp lãnh đạo, nhân viên về công tác chuyển đổi số.
Thứ hai, về mặt kiến tạo thể chế, trong 2 năm qua, NHNN đã nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Có thể kể đến, ngay từ năm 2020, NHNN đã ban hành văn bản hướng dẫn mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử eKYC và đến cuối năm 2022, chúng ta có khoảng 11,9 triệu tài khoản thanh toán đang hoạt động. Năm 2021, NHNN Việt Nam tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn mở, phát hành thẻ ngân hàng bằng hình thức điện tử, đến nay chúng ta có khoảng 10,8 triệu thẻ được phát hành bằng phương thức điện tử đang hoạt động trên thị trường. Năm 2022, NHNN tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng bảo lãnh ngân hàng bằng phương thức điện tử…
Trong thời gian qua, NHNN đã chuẩn bị và ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn, thống nhất các quy chuẩn kỹ thuật, ví dụ như quy chuẩn thẻ chip, QRcode để tạo kết nối liên thông giữa các ngân hàng. NHNN đã dự thảo và chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn cho vay bằng hình thức điện tử.
Trong thời gian qua, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 316 về thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa, dịch vụ nhỏ lẻ. Đến nay, chúng ta có 3,71 triệu tài khoản Mobile money đang hoạt động với 8880 điểm kinh doanh và trên 15.300 điểm chấp nhận thanh toán. NHNN cũng đang trong tiến trình hoàn thiện Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi); trình Chính phủ các Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định cơ chế quản lý có kiểm soát Fintech trong hoạt động ngân hàng, tạo tiền đề cho ứng dụng công nghệ số trong hoạt động chuyển đổi số.
Thứ ba, về mặt hạ tầng, chuyển đổi số luôn được các ngân hàng quan tâm và tích cực đầu tư và phát triển. Cụ thể, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động liên tục, thông suốt và an toàn, đáp ứng nhu cầu thanh toán điện tử toàn quốc… Hệ thống chuyển mạch, bù trừ điện tử bán lẻ hoạt động kịp thời, liên tục 24/7 an toàn, thông suốt, phục vụ trên 18 triệu giao dịch/ngày. Việt nam cũng đã triển khai thử nghiệm QRcode với Thái Lan, Campuchia và chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng ra các nước trong khu vực trong thời gian tới.
Hệ thống trung tâm thông tin tín dụng được đầu tư, nâng cấp để tăng mức độ xử lý, khả năng tự động cập nhật, đồng thời tăng khả năng thu thập và xử lý dữ liệu trong và ngoài Ngành, nâng mức độ phủ sóng lên 72,75% độ tuổi người trưởng thành với 53 triệu tài khoản và mức độ cập nhật trên 87%.
Thứ tư, NHNN đã và đang tích cực phối hợp với Bộ Công an khẩn trương, tích cực triển khai Đề án 06… cung cấp các dịch vụ số. Ngày 22/4/2023, NHNN và Bộ Công an đã ký kết hợp tác để triển khai đề án với 11 đầu mục lớn và 35 nhiệm vụ cụ thể được giao cho các đơn vị của 2 bên thực hiện để kế hoạch theo kịp tiến độ.
Thứ năm, NHNN cũng xác định xây dựng Chính phủ số là một trong 3 trụ cột của chuyển đổi số quốc gia. Trong thời gian qua, NHNN đã phát triển Chính phủ điện tử, cho đến nay nhiều kế hoạch, mục tiêu đặt ra trong Quyết định 810 đã được hoàn thành thông qua các con số rất ấn tượng: 99,99% hồ sơ xử lý qua mạng; 100% dịch vụ công mức 4; 100% báo cáo định kỳ nhận qua HT; 98,1% người dân hài lòng về thủ tục hành chính.
Thứ sáu, xuyên suốt trên chặng đường chuyển đổi số với mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm, các ngân hàng cũng đã tích hợp, kết nối với các tổ chức, các lĩnh vực ngoài Ngành để xây dựng một hệ sinh thái nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng trong và ngoài ngành Ngân hàng cho khách hàng, giúp khách hàng sử dụng một cách liền mạch.
Tốc độ tăng trưởng thanh toán cũng đạt con số ấn tượng. Đến cuối năm 2022, chúng ta có trên 75% người trưởng thành có tài khoản thanh toán mở tại ngân - đây là con số gần tiệm cận đến chỉ tiêu 80% trong Đề án thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2025. Hiện nay, nhiều nghiệp vụ ngân hàng được số hóa hoàn toàn trên môi trường số và nhiều ngân hàng đạt tỷ lệ trên 90% trên kênh số.
Việc thu thập, khai thác và xử lý dữ liệu luôn được coi trọng và coi đây là một nguồn tài sản quý giá dựa trên các ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, máy học, dữ liệu lớn… để có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, sản phẩm ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao, dịch vụ cá nhân hóa cao nhằm tăng trải nghiệm của khách hàng.
Kính thưa quý vị đại biểu, trong 2 năm, ngành Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong quá trình chuyển đổi số, tuy nhiên cũng đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức. Để tiếp tục gặt hái được thành công tiếp theo trong quá trình chuyển đổi số, ngành Ngân hàng sẽ phải tiếp tục khẩn trương thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, công tác hoàn thiện thể chế từ Luật, Nghị định và Thông tư để hoàn thiện hành lang pháp lý trong công tác chuyển đổi số. Đồng thời, phối kết hợp với các bộ, ngành để đóng góp, tham gia hoàn thiện các dự thảo Luật liên quan như dự thảo Luật về giao dịch điện tử, căn cước công dân,...
Thứ hai, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai thắng lợi kế hoạch khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bứt tốc các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chính xác, an toàn và có hàm lượng công nghệ cao.
Thứ ba, tiếp tục nâng cấp hạ tầng, hệ thống phục vụ chuyển đổi số ngành Ngân hàng để đảm bảo an toàn, thông suốt, an ninh bảo mật.
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, phân tích dữ liệu lớn để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, có hàm lượng công nghệ cao.
Thứ năm, một điểm hết sức quan trọng là tiếp tục có các chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số.
Cuối cùng là tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính để hướng đến tất cả thành phần, các tổ chức/cá nhân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngành Ngân hàng một cách an toàn và hiệu quả.
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng C06 - Bộ Công an:
Bộ Công an đã sẵn sàng để ngành Ngân hàng phối hợp, triển khai, ứng dụng vào hoạt động nghiệp vụ
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng C06 - Bộ Công an |
Chương trình “Ngày Chuyển đổi số” ngành Ngân hàng năm 2023 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức và đặc biệt hơn năm nay Sự kiện gắn với chủ đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh điện tử trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số”, một nhiệm vụ mà Bộ Công an đang được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai.
Việc ngành Ngân hàng hằng năm tổ chức sự kiện này với mỗi năm một chủ đề là một việc hết sức ý nghĩa nhằm đưa ra các giải pháp hữu ích về công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, cũng như đem lại tiện ích cho nhân dân.
Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã xác định năm 2023 là năm của “dữ liệu số tạo lập và khai thác để tạo giá trị mới”. Trong đó, mục tiêu của Nghị quyết là triển khai có hiệu quả nhiệm vụ tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính; cung cấp Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử; phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Cổng dịch vụ công quốc gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.
Về kết quả đã đạt được, trong thời gian qua, Bộ Công an đã hoàn thành việc xây dựng, quản trị, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với 104 triệu dữ liệu công dân Việt Nam đảm bảo nguyên tắc xuyên suốt “đúng - đủ - sạch - sống”; cấp trên 80 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử và đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành việc cấp căn cước công dân cho toàn bộ công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (đã có 235 xã; 02 địa phương là Hà Nam, Hà Tĩnh hoàn thành 100% cấp căn cước công dân và 19 tỉnh đăng ký hoàn thành trước ngày 30/5/2023). Có thể nói đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của toàn lực lượng Công an nhân dân với tinh thần vì nước quên thân vì nhân dân phục vụ.
Về kết quả triển khai Đề án 06, cùng với sự nhiệt huyết, sức chiến đấu mạnh mẽ, tinh thần kỷ luật mà đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã quán triệt trong toàn lực lượng Công an nhân dân “Việc xây dựng cơ sảo dữ liệu quốc gia về dân cư là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chính trị, là mệnh lệnh công tác và cũng là danh dự của lực lượng Công an nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân” để xây dựng Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số; với nguyên tắc “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm”, sau hơn1 năm triển khai Đề án 06 với tinh thần quyết liệt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là làm việc nào dứt điểm việc đó, nổi bật là:
Thứ nhất, đã kết nối chính thức với 13 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp, 63 địa phương phục vụ việc khai thác, sử dụng thông tin dân cư phục vụ xây dựng Chính phủ số.
Thứ hai, hoàn thành 4 Nghị định và 4 Thông tư, đặc biệt là Nghị định số 59 ngày 5/9/2022 quy định về định danh và xác thực điện tử, là căn cứ để giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cơ sở pháp lý kết nối, chia sẻ, xây dựng dữ liệu dùng chung, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thứ ba, 25 dịch vụ công thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử, một số dịch vụ tỷ lệ trực tuyến cao như Xác nhận chứng minh nhân dân 9 số tỷ lệ 100%; thông báo lưu trú 98,3%; thủ tục làm con dấu mới 90,8%; đăng ký thi online 93,1%.
Thứ tư, Bộ Công an đã hoàn thành cấp cho người dân hơn 80 triệu thẻ căn cước công dân và đang phấn đấu hết quý II/2023 là 40 triệu tài khoản định danh điện tử.
Kết quả nổi bật là đã ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội như: Lĩnh vực y tế đã có 12.024 cơ sở khám chữa bệnh triển khai bằng căn cước công dân gắn chip tích hợp bảo hiểm y tế, đạt 94%, tiết kiệm tiền in thẻ bảo hiểm y tế giấy 24,7 tỷ đồng, 5 bệnh viện đã triển khai khám chữa bệnh xác thực thẻ căn cước công dân; Lĩnh vực bảo hiểm đã triển khai công nghệ xác thực sinh trắc học trên thẻ căn cước công dân (2 điểm tại Hà Nội và Bình Dương), đã phát hiện 3 trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân trục lợi bảo hiểm với số tiền là hơn 200 triệu đồng, chuyển hồ sơ Cơ quan Công an xử lý theo quy định; Lĩnh vực giáo dục, đăng ký thi online đã tiết kiệm 50 tỷ đồng kinh phí mua hồ sơ, ảnh thẻ cho học sinh, sinh viên; Hai dịch vụ công liên thông gồm 1 biểu mẫu điện tử chung, qua đó cắt giảm tối thiểu 9 loại giấy tờ và 6 trường thông tin bị trùng lặp tiết kiệm được 11,3 tỷ đồng; Xác thực, làm sạch thông tin thuê bao giúp các nhà mạng tiết kiệm 143 tỷ đồng; Triển khai hệ thống xác thực sinh trắc học tại sân bay, cảng hàng không (Nội Bài, Phú Bài, Cát Bi, Vân Đồn) với máy quét, camera sẽ thay thế nhân viên kiểm soát an ninh, đảm bảo an ninh, an toàn, thuận tiện khi tham gia các chuyến bay.
Tổ triển khai Đề án 06 cùng với UBND các địa phương triển khai 24 mô hình điểm về chuyển đổi số, thúc đẩy các nhiệm vụ của Đề án 06 nổi bật như: Thừa Thiên Huế, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nam… qua đó tạo sức bật để các địa phương khác nghiên cứu, học hỏi, ứng dụng triển khai, qua đây thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại các địa phương nói riêng.
Những kết quả bước đầu là tích cực, làm tiền đề cho việc triển khai nhiệm vụ cho các năm tiếp theo, nhằm mục tiêu mang lại “xã hội văn minh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ công tác phòng chống tội phạm”. Khi hoàn thành các mục tiêu của Đề án 06 sẽ góp phần tăng trưởng, mục tiêu cụ thể đến 2030 tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP quốc gia.
Về ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử - động lực thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng, ngân hàng là “huyết mạch” của nền Kinh tế số. Xác định vị trí, tầm quan trọng, Tổ triển khai Đề án 06 đã tham mưu với Lãnh đạo Bộ Công an ký Kế hoạch phối hợp số 01 triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ của Đề án 06 cùng với quyết tâm chính trị của Lãnh đạo Bộ Công an, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị trực thuộc, chúng tôi sẽ triển khai hoàn thành tốt với 11 nhiệm vụ lớn và 35 nhiệm vụ, cụ thể:
Ngành Ngân hàng đã cung cấp dịch vụ làm sạch dữ liệu cho khách hàng đảm bảo xác minh danh tính khách hàng, tập trung làm sạch toàn bộ 51 triệu dữ liệu khách hàng tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam và các tổ chức tín dụng, đảm bảo 100% dữ liệu khách hàng được xác minh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, C06 tham mưu Tổ công tác đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội xem xét miễn giảm phí khai thác dịch vụ xác thực thông tin theo hướng phù hợp, đa dạng, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số với chi phí thấp nhất.
Đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ xác thực thẻ căn cước công dân phục vụ ngành Ngân hàng và bước đầu triển khai. Tại gian hàng triển lãm ngày hôm nay có các đơn vị như: Vietcombank, VietinBank, Tecombank, Epay… đều ứng dụng giải pháp xác thực thẻ căn cước công dân từ Bộ Công an, qua đó tiết kiệm chi phí quản lý, tối ưu hệ thống, số hóa dữ liệu, tạo lập quy trình điện tử toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
Các giải pháp đã triển khai với ngành Ngân hàng là rất hiệu quả, thiết thực, vì vậy đề nghị ngành Ngân hàng nghiên cứu, ứng dụng, triển khai để đem lại tiện ích cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy chuyển đổi số.
Các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ Bộ Công an đã hoàn thiện đề nghị ngành Ngân hàng nghiên cứu, ứng dụng. Với nền tảng dữ liệu dân cư đảm bảo đúng - đủ - sạch - sống và các dữ liệu làm giàu, Bộ Công an đã có “Bản đồ số” cho phép thống kê, phân tích, dự báo các chỉ số dữ liệu như: mật độ, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, trình độ, quan hệ hôn nhân, thành phần gia đình... Đây là dữ liệu quan trọng mà ngành Ngân hàng rất cần thiết để hoạch định chính sách kinh doanh, chiến lược đầu tư tài chính, tín dụng, mở rộng thị trường, marketing sản phẩm mà không tốn kém chi phí cho khảo sát, đánh giá thị trường.
Phối hợp với các tổ chức ngân hàng xác minh thông tin công dân gắn với giấy tờ nghi ngờ giả mạo, lừa đảo thông qua đối sánh sinh trắc học, từ đó xác minh nhân thân qua đó góp phần phòng ngừa rủi ro tài chính, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm.
Phối hợp với các tổ chức tín dụng, Napas cung cấp dịch vụ tích xanh tài khoản (đây là các tài khoản được định danh chính xác danh tính công dân) để bảo hiểm cho các giao dịch đảm bảo; phối hợp xây dựng kênh thông tin phản ứng nhanh đối với các trường hợp lừa đảo, chuyển tiền, xác minh, giải quyết hạn chế rủi ro cho ngành tài chính - ngân hàng, đảm bảo an ninh trật tự.
Phối hợp với các tổ chức ngân hàng tổ chức đào tạo kỹ năng nhận biết giấy tờ tùy thân cho các nhân viên, Hiệp hội Ngân hàng giấy tờ thật/giả, giảm thiểu rủi ro khi giao dịch tại các quầy chưa áp dụng công nghệ xác minh danh tính công dân. Trước mắt, C06 triển khai với ngân hàng VIB, tiến tới là các tổ chức tín dụng và phổ cập kiến thức về lĩnh vực này với Hiệp hội Ngân hàng.
Đang triển khai hoàn thiện hạ tầng công nghệ, tổ chức triển khai kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu về phòng, chống rửa tiền để xác thực thông tin khách hàng phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền đảm bảo nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Như vậy, với những giải pháp Bộ Công an đã sẵn sàng, đề nghị ngành Ngân hàng phối hợp, triển khai, ứng dụng vào hoạt động nghiệp vụ.
Một số giải pháp, sản phẩm, dịch vụ Bộ Công an sẽ triển khai để thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng như: Bộ Công an đang đang hoàn thiện giải pháp để cung cấp dịch vụ chấm điểm tín dụng công dân trên nền tảng dữ liệu dân cư để tạo thêm kênh thông tin tham khảo cho các tổ chức tài chính - ngân hàng đánh giá hiệu quả trước khi giải ngân các khoản tín dụng, nhất là các khoản tín dụng nhỏ giải ngân nhanh giảm thiểu tín dụng đen đang ngày càng lan rộng, ảnh hưởng tới đời sống xã hội; với nhóm nhiệm vụ ứng dụng tài khoản định danh điện tử VNeID, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an đang phối hợp với 5 ngân hàng (BIDV, Vietcombank, VietinBank, PvcomBank, VIB) triển khai thí điểm giải pháp định danh, xác thực khách hàng trực tuyến thông qua ứng dụng VNeID tiến tới cung cấp toàn bộ dịch vụ xác thực thông tin công dân phục vụ nghiệp vụ ngành ngân hàng. Ngoài ra, định đanh diện tử còn tích hợp các công cụ số khác như chữ ký số công cộng, sim thuê bao, ví điện tử, hợp đồng điện tử…, từng bước hoàn thiện hệ sinh thái công dân số theo Nghị quyết số 50 của Chính phủ; hoàn thành nhóm nhiệm vụ liên quan đến an sinh xã hội với mục tiêu cấp cho mỗi công dân tài khoản an sinh xã hội gắn với danh tính công dân, tài khoản thanh toán đảm bảo đẩy đủ các điều kiện số để các đối tượng an sinh xã hội hưởng chính sách thông qua hình thức không dùng tiền mặt; với nền tảng dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh điện tử và các bộ dữ liệu do công dân tích hợp các loại giấy tờ công dân cho phép công dân tự tra cứu, xác minh, cung cấp dịch vụ xác minh đa chiều, có giá trị cao là cơ sở quan trọng để cung cấp dịch vụ xác thực thông tin đa chiều dữ liệu giá trị cao.
Với những giải pháp sắp tới Bộ Công an triển khai, tôi tin tưởng rằng ngành Ngân hàng sẽ ứng dụng rộng rãi, gắn liền với quy trình số hóa, tạo lập dữ liệu, giải pháp toàn trình, an ninh, an toàn, bảo mật, bảo vệ dữ liệu cá nhân, xây dựng hệ sinh thái số ngành Ngân hàng văn minh, hiện đại. Trong quá trình triển khai, Bộ Công an cùng với Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hoàn thiện giải pháp, pháp lý để triển khai rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy chuyển đổi số.
Về công tác phòng ngừa tội phạm, với các giải pháp Bộ Công an đã, đang và sẽ triển khai để thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng sẽ góp phần rất lớn vào công tác phòng ngừa tội phạm, hạn chế lừa đảo, rủi ro nền tài chính như: Xác minh, làm sạch thông tin tài khoản ngân hàng, hoạt động phòng, chống rửa tiền, mở tài khoản đảm bảo, giao dịch đảm bảo, xác minh thông tin thuê bao, đánh giá tín dụng, hạn chế tín dụng đen…
Như vậy, với nền tảng dữ liệu dân cư, căn cước, định danh điện tử và nhóm nhiệm vụ của Đề án 06, 11 nhiệm vụ lớn và 35 nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch phối hợp giữa Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng với tinh thần quyết tâm chính trị cao nhất, tôi tin tưởng sẽ từng bước xây dựng thành công quốc gia số, thúc đẩy ngành Ngân hàng ngày càng phát triển, phòng ngừa tội phạm, thúc đẩy nền Kinh tế số.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an:
Chuyển đổi số: Không có bước đi đầu tiên sẽ không có bước đi tiếp theo
Theo đề án 06, chúng ta sẽ kết nối dữ liệu giữa doanh nghiệp, dân cư, thuế, bảo hiểm như lộ trình đã đặt ra. Dự thảo 39 của đồng chí Thống đốc NHNN đang xin ý kiến và sắp tới sẽ triển khai có mục tiêu là triển khai tiện ích vay tín chấp theo mức độ tăng dần về giá trị và hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng muốn cho vay tín chấp, ngoài cơ sở dữ liệu về dân cư thì còn phải căn cứ vào mức độ tham gia thuế, bảo hiểm xã hội… để xác định doanh nghiệp có tồn tại.
Trong giai đoạn vừa qua, có những doanh nghiệp “ma”, khai khống thuế, khai khống bảo hiểm… thì trong thời gian tới sẽ xác thực để phục vụ cho ứng dụng, chia sẻ trong quá trình thực hiện.
Bên cạnh đó là một số liên thông thông qua nền tảng dữ liệu, ví dụ như liên thông về khai sinh, khai tử… sẽ phức tạp lên. Đây là những dữ liệu sẽ được xác thực và làm giàu hơn, đảm bảo an toàn hơn.
Theo lộ trình thực hiện, Đề án 06 có 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao thu thập dữ liệu dân cư quốc gia và sản xuất cấp thể căn cước công dân gắn chip điện tử. Chúng ta đã thực hiện được kế hoạch năm 2021 đạt 50 triệu căn cước công dân và tuyên bố thực hiện đúng lộ trình của Luật Cư trú sửa đổi. Đến cuối năm 2021, chúng ta đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào việc hoàn thành 2 nhóm dữ liệu đó để xây dựng Đề án 06 ngày 6/1/2022 nhằm triển khai chuyển đổi số cho tầm nhìn 2025 và 2030.
Các nhiệm vụ rất cụ thể của Đề án 06 đó là 8 nhiệm vụ ở trên Trung ương và 8 nhiệm vụ của địa phương. Đến tháng 12/2022, chúng ta đã xác nhận lại những bước đi bắt đầu của Đề án 06 về việc ứng dụng và phát triển được 3 nội dung là trung tâm dư liệu dân cư, trung tâm xác thực và trung tâm căn cước công dân gắn chip điện tử.
Như vậy, với 25 dịch vụ công trực tuyến chúng ta cơ bản đáp ứng, Thủ tướng đã ra Chỉ thị 05 để chỉ đạo tiếp tục thực hiện Đề án 06, theo đó lấy năm 2023 là năm dữ liệu và chúng ra sẽ tiến tới làm trung tâm dữ liệu quốc gia để phục vụ chuyển đổi số; dữ liệu với mỗi ngành, mỗi cấp; đảm bảo dữ liệu liên tục “đúng - đủ - sạch - sống” để kết nối và chia sẻ, bảo đảm hoạt động chung của các ngành, trong đó có ngành Ngân hàng. Khi chúng ta thực hiện xong thì việc chứa dữ liệu cho các ngành và chia sẻ dữ liệu sẽ đảm bảo thuận lợi hơn.
Về đảm bảo an toàn dữ liệu, chúng ta không có bước đi đầu tiên thì sẽ không có bước đi tiếp theo, cho nên các bước đi đã rất thận trọng thì chúng ta cũng nên mạnh bạo để tiếp cận và triển khai.
Ban chỉ đạo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp, Phó Thủ tướng tham gia, Tổ công tác có những đồng chí tại các vụ, cục… chúng ta sẽ có những định hướng cũng như hướng dẫn để thực hiện an toàn và phát triển được trong tương lai.
Trong buổi hôm nay, chúng tôi rất hoan nghênh việc tổ chức sự kiện Chuyển đổi số lần 2, sau lần 1/5/2022 có Thủ tướng Chính phủ đến dự. Sau ngày hôm nay, chúng ta đã có những bước tiến rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc ban hành các văn bản thể chế hóa của ngành Ngân hàng một cách đồng bộ là việc rất là quan trọng. Nếu chúng ta không ban hành kịp thời thì sẽ không đảm bảo được các hành động để thực hiện theo các quy chế quy định mà Ngân hàng ban hành. Việc đã và đang triển khai mạnh mẽ về thể chế cũng cần sớm công bố để xã hội và người dân được biết.
Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng giám đốc VietinBank:
Dữ liệu quốc gia có thể được sử dụng để phổ cập tài chính toàn diện
Thực tế, các ngân hàng đang đối mặt với vấn đề dữ liệu chúng ta không hề sạch và việc này do ba nguyên nhân.
Thứ nhất, ngày xưa khi chúng ta sử dụng chứng minh nhân dân chữ số, đây là những giấy tờ tùy thân có thể bị giả tạo một cách khá là dễ dàng và với con mắt thường của các giao dịch viên rất khó phát hiện ra, dẫn tới có nhiều tài khoản có thể mở được bằng những giấy tờ giả mạo.
Thứ hai, có những kẻ xấu luôn lợi những người vùng sâu vùng xa không hiểu biết về pháp luật để thuê họ mở tài khoản. Đây là những tài khoản được mở bằng giấy tờ tuỳ thân hoàn toàn hợp lệ và chính chủ, tuy nhiên những tài khoản này được bán lại cho kẻ gian và chính vì thế kẻ gian bây giờ có thể núp bóng dưới những tài khoản đã được mua lại và việc này là vấn đề rất là nghiêm trọng.
Có rất nhiều trường hợp khi người dân gọi điện đến cho ngân hàng để trình báo việc họ đã mất tiền thì tiền được lưu chuyển qua rất nhiều tài khoản khác nhau. Khi công an điều tra, chúng ta không thể biết được danh tính của kẻ gian núp bóng sau những tài khoản này.
Thứ ba, dữ liệu ngân hàng cũng không được khách hàng chủ động cập nhập. Ví dụ như anh A có thể có tài khoản từ VietinBank khi còn là sinh viên, nhưng sau này ra trường anh ấy có gia đình và chuyển địa chỉ từ nhà bố mẹ qua nhà riêng của mình thì những dữ liệu này khách hành không quan tâm để cập nhập đến ngân hàng.
Vừa qua, Bộ công an cùng với ngành Ngân hàng đã ký một hợp tác về ứng dụng dữ liệu và Đề án 06. Với việc sử dụng tài nguyên dữ liệu quốc gia, chúng ta có thể "dọn dẹp" những tài khoản rác, qua đó có thể ngăn ngừa tội phạm núp bóng dưới tài khoản được mua lại và chúng ta có đủ dữ liệu của người dân để chăm sóc họ tốt hơn.
Khi làm việc với Bộ công an, ngân hàng đề xuất 5 nguyên tắc mà chúng ta có thể ứng dụng được khi thực hiện làm sạch dữ liệu.
Thứ nhất, chúng ta muốn làm sạch dữ liệu, tuy nhiên để có hiệu quả chúng ta sẽ ưu tiên vào những tài khoản đang có giao dịch tài chính và dựa vào mức độ chúng ta đã làm sạch dữ liệu thì sẽ phân loại những hạn mức giao dịch khác nhau để đảm bảo giảm thiểu rủi ro và thúc tiến quá trình làm sạch.
Thứ hai, chúng ta sẽ làm sạch đầu vào mà chúng ta đã làm sạch dữ liệu khách hành trong quá khứ, nhưng nếu như chúng ta ko ngăn chặn từ đầu vào thì dữ liệu sẽ tiếp tục "bẩn" và tiếp tục có vấn đề.
Thứ ba, chúng làm sạch dữ liệu kết hợp với làm giàu dữ liệu chỉ khi nào chúng ta thu thập dữ liệu bằng sinh trắc học và xác thực giao dịch qua ngân hàng bằng dữ liệu sinh trắc học thì mới đảm bảo được rằng chính khách hàng là người thực hiện giao dịch và cũng chính là người mở tài khoản.
Bản thân VietinBank đã thu thập hơn 4 triệu khuôn mặt sinh trắc học của khách hàng và họ có thể sử dụng sinh trắc học này để giao dịch một cách an toàn. Kẻ gian có thể lừa đảo để cướp mặt khẩu, lửa đảo để lấy mã OTP, nhưng không thể lấy khuôn mặt của người dân.
Thứ tư, chúng ta muốn làm sạch nhưng muốn kiệm chi phí và tiện lợi nhất cho người dân chính, vì thế chúng tôi ưu tiên triển khai hệ thống để khách hàng có thể làm sạch dữ liệu thông qua thư điện tử online. Việc này sẽ tiết kiệm chi phí cũng như rất tiện lợi cho người dân.
Thứ năm, chúng tôi muốn hướng tới những cơ chế mà khi người dân thay dổi dữ liệu dân cư của mình thì bộ công an có thể chủ động gửi cập nhập này đến cho ngân hàng để ngân hàng liên tục có những dữ liệu sạch, cập nhật, kịp thời.
Nếu như chúng ta làm việc này một cách triệt để thì chung ta sẽ quản lý được, quét sạch được những tài khoản "rác", hạn chế rủi ro, minh bạch được dòng tiền. Nếu như chúng ta làm việc này một cách triệt để thì chúng ta sẽ quản lý được, quét sạch được những tài khoản "rác" không hề khó.
Chúng sẽ ngăn chặn được việc mua bán tài khoản để thực hiện hành vi trái pháp luật và chúng ta sẽ nâng cao được niềm tin của người dân vào ngân hàng. Khi nào kẻ gian không còn cách thức để luân chuyển đồng tiền một cách không minh bạch qua hệ thông ngân hàng thi họ sẽ ko có động cơ để thực hiện những vụ lừa đảo, và lúc đó niềm tin của người dân trong việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ nâng cao.
Dữ liệu quốc gia không chỉ dùng để làm sạch dữ liệu ngân hàng mà có thể được sử dụng để phổ cập tài chính toàn diện, để chúng ta hướng đến cung cấp dịch vụ tài chính cho người dân ở vùng sâu vùng xa, những người yếu thế.
Với việc Thông tư 16 ra đời năm 2020, hàng chục triệu người dân đã có thể mở tài khoản qua hình thức eKYC mà không phụ thuộc vào mạng lưới của ngân hàng. Tuy nhiên, Thông tư 16 ra đời trước khi chúng ta có dư liệu quốc gia và người dân mở tài khoản bằng cách thông qua hệ thống ngân hàng sẽ chụp ảnh của giấy tờ tuỳ thân và từ đó đối chiếu gương mặt của khách hàng trên giấy tờ tùy thân. Việc này gây ra một số vấn đề, như giấy tờ tùy thân, đặc biệt là chứng minh nhân dân chín số, có thể cũ, có thể bị nhàu nát dẫn đến khi đọc dữ liệu không hoàn toàn chính xác.
Bên cạnh đó, khuôn mặt của khách hàng trên giấy tờ tùy thân có thể trải qua chục năm rồi và không được cập nhật, dẫn đến tỷ lệ thành công không cao. Tiếp đến, vì để đảm bảo phòng ngừa rủi ro, ngân hàng luôn phải bố trí một đội ngũ nhân sự hùng hậu để thực hiện và kiểm tra lại nhằm phát hiện những vấn đề về gian lận giấy tờ, việc này tốn khá nhiều nguồn lực trong việc hỗ trợ mở tài khoản…
Với việc ra đời căn cước công dân gắn chip, hiện hệ thống ngân hàng có thể đọc được thông tin từ chip một cách rất chính xác, sẽ không có vấn đề về việc dữ liệu không chính xác nữa. Con chip trên căn cước là con chip được cấp từ Bộ công an và không thể nào giả mạo, bản thân con chip đã có tính năng để so sánh khuôn mặt khách hàng với ảnh trong con chip để thực hiện đối soát, xác nhận khách hàng. Vì vậy, bây giờ người dân có thể mở tài khoản dễ dàng.
Còn trong trường hợp nếu người dân quên đem theo căn cước công dân thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng VNeID với sự xác thực cấp độ 2. Khi chúng ta sử dụng ứng dụng VNeID thì khách hàng click vào đó để thực hiện dịch vụ mở tài khoản từ ngân hàng, tìm những dữ liệu từ VNeID sẽ được truyền tải đến hệ thống của ngân hàng và với sự cho phép của người dân, ngân hàng sẽ sử dụng những thông tin này để thực hiện mở tài khoản và sau đó việc người dân cần phải làm là tải ứng dụng online banking, từ đó xác thực khuôn mặt của mình để hệ thống đối chiếu khuôn mặt với giấy tờ và dữ liệu căn cước công dân quốc gia và như thế ngay lập tức có một tài khoản ngân hàng để khách hàng có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Tới nay, chúng ta có thể không cần căn cước mà vẫn có thể mở tài khoản ngân hàng dưới 2 phút.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp người dân dễ dàng vay vốn ngân hàng trên kênh số với lãi suất hợp lý
Giải pháp cấp tín dụng trên môi trường điện tử, ứng dụng tài khoản định danh trên môi trường điện tử, VNeID và điểm tín dụng công dân là lĩnh vực mà người dân hết sức quan tâm hiện nay. Đây là lĩnh vực cần chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước.
Theo phương thức cấp tín dụng truyền thống, khách hàng còn gặp nhiều khó khăn khi chứng minh đủ điều kiện vay vốn, đặc biệt là các khoản vay nhỏ và không tài sản đảm bảo.
Do khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng nên người dân phải đi vay các nguồn tín dụng không chính thống, gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Giải pháp cho vay online sẽ giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn còn thận trọng trong cho vay online do quan ngại ba vấn đề.
Thứ nhất là định danh, xác thực khách hàng.
Thứ hai là việc thẩm định, phê duyệt tín dụng tự động do hạn chế về dữ liệu, cơ sở pháp lý chưa rõ ràng.
Thứ ba là cơ chế thu hồi nợ, trong đó có việc thiếu thông tin về khách hàng để thu hồi nợ.
Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cùng cơ chế thẩm định, phê duyệt tự động là cơ hội rất tốt cho các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước giải quyết các vấn đề quan ngại trên, giúp người dân dễ dàng vay vốn ngân hàng trên kênh số với lãi suất hợp lý.
Tại Vietcombank, trên cơ sở đồng ý của khách hàng, chúng tôi thí điểm kết nối và nghiên cứu 2 giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Một là xác thực, định danh khách hàng qua VneID. Hai là ứng dụng mô hình chấm điểm tín dụng công dân.
Với giải pháp thứ nhất - định danh và xác thực điện tử thông qua VneID, trong đó, khách hàng có thể chủ động chia sẻ các thông tin định danh công dân tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (như họ tên, ngày sinh, địa chỉ thường trú,…) với khách hàng mà không cần cung cấp thêm hồ sơ giấy tờ. Việc xác thực thông tin định danh khách hàng cộng đối chiếu sinh trắc học hình ảnh của khách hàng với hình ảnh lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho phép xác định đúng khách hàng, hạn chế giả mạo. Cơ chế này ưu việt hơn các giải pháp eKYC hiện tại. Ngoài ra, nếu được chia sẻ chính xác thông tin định danh như địa chỉ, số điện thoại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác thu hồi nợ.
Với giải pháp thứ hai - mô hình chấm điểm tín dụng công dân, mô hình này do Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) xây dựng từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các dữ liệu chuyên ngành khác. Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng và rủi ro gian lận khi cho vay các khoản nhỏ không có tài sản đảm bảo.
Điểm tín dụng công dân là một yếu tố tham khảo trong thẩm định/phê duyệt các khoản vay nhỏ trên kênh số với các vai trò: Thay thế một số tiêu chí thẩm định truyền thống mà khách hàng khó chứng minh trên kênh số, ví dụ như năng lực pháp lý, uy tín cá nhân…, giúp ngân hàng hạn chế đưa ra các nhận định chủ quan, thiếu chính xác, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng, lừa đảo, giả mạo.
Bên cạnh ứng dụng 2 giải pháp từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Vietcombank kết hợp với các nguồn dữ liệu, tiêu chí khác để ra quyết định cho vay trên kênh số, phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Ví dụ như nguồn dữ liệu giao dịch của khách hàng tại ngân hàng, hoặc tại các đối tác có uy tín của Vietcombank; dữ liệu trả lương qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng; dữ liệu về lịch sử tín dụng của khách hàng tại CIC.
Điều kiện để 2 giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phát huy được tính ưu việt là hệ thống định danh và xác thực điện tử VneID, mô hình chấm điểm tín dụng công dân cần kết nối thông suốt với hệ thống của ngân hàng, trả thông tin tức thì (real time), đảm bảo kết quả chính xác và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc Techcombank:
Xây dựng và thực thi kế hoạch tài chính thông minh cho cá nhân và doanh nghiệp
Mỗi cá nhân hay doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, thường gặp khó khăn về tài chính khi thực hiện các dự định của cuộc sống cá nhân, gia đình hay kế hoạch kinh doanh. Có thể có nhiều lý do nhưng một lý do quan trọng là họ chưa có thói quen và khả năng xây dựng và thực thi một kế hoạch tài chính lành mạnh, phù hợp, dẫn tới hạn chế khả năng tăng trưởng và phát triển.
Techcombank, với tầm nhìn và sứ mệnh tham gia dẫn dắt “Chuyển đổi toàn diện dịch vụ ngân hàng - tài chính để nâng tầm giá trị sống”, đã liên tục đầu tư mạnh mẽ vào các năng lực số hóa và dữ liệu, cung cấp những công cụ thông minh giúp mỗi cá nhân hay doanh nghiệp hoạch định và quản lý tài chính một cách toàn diện, từ đó hiện thực hóa những mục tiêu trong cuộc sống và trong phát triển kinh doanh.
Vậy, điều đó được thực hiện
Đầu tiên, chúng tôi hỗ trợ
Cụ thể, đối với khách hàng cá nhân, Techcombank cung cấp các bảng trực quan về số dư tiền mặt, các tài sản tài chính, cũng như phân tích, thống kê chi tiêu của khách hàng cho từng loại nhu cầu chi tiêu. Tương tự, với các khách hàng doanh nghiệp, chúng tôi giúp doanh nghiệp nắm được hiện trạng số dư tiền mặt và các tài sản tài chính khác, nắm bắt được nghĩa vụ tài chính hiện tại và tương lai một cách nhanh chóng và trực quan.
Thứ hai, chúng tôi đưa ra các công cụ thông minh để khách hàng có thể hoạch định kế hoạch tài chính phù hợp với các mục tiêu trong cuộc sống và kinh doanh.
Ví dụ, chúng tôi đề xuất kế hoạch chi tiêu tối ưu cho nhu cầu hàng ngày trên cơ sở cá nhân hóa dựa vào phân tích mức độ thu nhập, dữ liệu lịch sử giao dịch, thói quen, sở thích chi tiêu của cá nhân và gia đình, từ đó một cá nhân có thể lập ra kế hoạch tài chính là dành bao nhiêu tiền thu nhập cho tiêu dùng hàng ngày, cần bao nhiêu tiền dự phòng cho các tình huống xấu, hay cho các quyết định lớn của cuộc sống như xây dựng gia đình và có con, mua ngôi nhà đầu tiên…
Và để kế hoạch đó là khả thi, Techcombank đưa ra các khuyến nghị tự động là khách hàng có thể dùng công cụ, sản phẩm tài chính nào để đủ tài chính cho những mục tiêu đó một cách có trách nhiệm, có nghĩa là khách hàng nên tiết kiệm bao nhiêu, khách hàng chỉ nên vay khi nào và vay bao nhiêu, sử dụng sản phẩm vay nào như thẻ tín dụng, vay mua nhà, mua xe… để đảm bảo cân đối về tài chính. Một doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng xây dựng kế hoạch tài chính tối ưu phù hợp cho mục tiêu phát triển và mở rộng kinh doanh của mình.
Ứng dụng các mô hình phân tích và máy hoc sử dụng nhiều nguồn dữ liệu như báo cáo tài chính, lịch sử giao dịch, các chỉ số tang trưởng của ngành, kế hoạch bán hàng… Techcombank đưa ra công cụ để doanh nghiệp xây dựng được các bảng dự phóng về dòng tiền, xây dựng các kịch bản tài chính khác nhau với các công cụ và giải pháp tài chính, khuyến nghị giải pháp và kịch bản tài chính tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Các công cụ như vậy giúp mỗi cá nhân hay doanh nghiệp tự tin xây dựng các kế hoạch cuộc sống và kế hoạch kinh doanh, vì họ biết rằng mình có một kế hoạch tài chính khả thi, và lành mạnh để thực hiện nó, nâng cao kiến thức và khả năng quản lý tài chính cho mỗi người, mỗi doanh nghiệp.
Thứ ba, trên ngân hàng số của Techcombank, ngân hàng có thể ra các quyết định thông minh hàng ngày để thực thi và điều chỉnh các kế hoạch đó. Ví dụ, về mặt chi tiêu hàng ngày với cả cá nhân và doanh nghiệp, khách hàng nhận được khuyến nghị tự động về điều chỉnh hành vi chi tiêu để phù hợp với kế hoạch tài chính đã lập dựa vào phân tích dữ liệu liên quan đến tiêu dùng, giúp khách hàng sử dụng tài chính hợp lý hơn trong tương lai.
Hơn thế nữa, Techcombank kết nối với các đối tác trong hệ sinh thái để cung cấp cho khách hàng các lựa chọn mua sắm có giá tốt nhất, được cá nhân hóa dựa trên các mô hình phân tích để phù hợp với kế hoạch tài chính, sở thích và nhu cầu chi tiêu, giúp khách hàng sử dụng tài chính hợp lý hơn trong tương lai.
Để thực hiện kế hoạch tích lũy hay tiết kiệm, khách hàng có thể đặt lịch tự động trích tiết kiệm từ mỗi khoản chi tiêu hàng ngày, trích từ tiền lương hay từ doanh thu bán hàng mà vẫn đảm bảo cân đối dòng tiền theo kế hoạch, đồng thời khách hàng có thể tối ưu lợi tức từ dòng tiền nhàn rỗi. Các gợi ý thông minh dựa trên mục tiêu tích lũy sẽ được đưa ra để khách hàng điều chỉnh hành vi tích lũy theo cách tối ưu nhất
Còn khi thiếu vốn, khách hàng của Techcombank có thể vay vốn nhanh chóng, hoàn toàn online (trực tuyến), với thủ tục và hồ sơ tối giản, ví dụ khách hàng cá nhân có thể có khoản vay thấu chi trong vòng 30 giây, và khách hàng doanh nghiệp nhỏ là vài tiếng để có hạn mức vay được phê duyệt. Đó là sự chuyển đổi lớn so với trước đây khi doanh nghiệp nhỏ có khó khăn với qui trình tín dụng truyền thống dài, yêu cầu nhiều hồ sơ, hay ko đáp ứng được về tài sản đảm bảo, phải đi vay tín dụng đen, còn ngân hàng thì khó khăn trong việc đánh giá chất lượng tín dụng, phương án kinh doanh, khả năng trả nợ do báo cáo tài chính của doanh nghiệp thiếu tin cậy. Techcombank làm được điều đó nhờ sử dụng nhiều nguồn dữ liệu lớn để chấm điểm tín dụng với độ tin cậy tốt: Sử dụng dữ liệu tín dụng CIC để đánh giá lịch sử tín dụng của người vay; Sử dụng dữ liệu nội bộ và các nguồn dữ liệu thay thế như lịch sử chi tiêu và giao dịch để đánh giá năng lực tài chính, thói quen và hành vi trả nợ…
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Phó Tổng Giám đốc Vietcombank rằng việc kết nối và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư, điểm tín dụng công dân mà Techcombank cũng như các ngân hàng đang thực hiện sẽ đưa việc cấp tín dụng lên một tầm cao mới, dễ dàng, nhanh chóng và quản trị rủi ro tốt hơn.
Những bước đi lớn như ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đối số. Techcombank nói riêng và ngành Ngân hàng của chúng ta có thể đẩy mạnh việc thực hiện sứ mệnh của mình là nâng tầm giá trị sống, hỗ trợ mỗi cá nhân, gia đinh và doanh nghiệp xây dựng những giá trị và lợi ích bền vững thông qua tiếp cận các dịch vụ tài chính dễ dàng, giảm thiểu gian lận, nhờ khả năng xác thực khách hàng thông qua thông tin chính xác, đầy đủ, minh bạch; xây dựng khả năng và thói quen quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính tối ưu, phù hợp với kế hoạch cuộc sống và kinh doanh; dễ dàng thực thi kế hoạch kinh doanh thông qua các giải pháp tài chính từ tích lũy tới vay vốn hoàn toàn trực tuyến, đơn giản hơn, nhanh chóng hơn. Ngoài ra, người dân hay doanh nghiệp đều tối ưu được thu nhập về tài chính, tiết kiệm thời gian và hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro tốt hơn.
Với hành trình chuyển đổi này, Techcombank tin tưởng rằng mỗi cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam sẽ có năng lực tài chính mạnh hơn, phát triển vững chắc hơn, và đất nước chúng ta ngày một thịnh vượng hơn.
Ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Tổng Giám đốc VNPAY:
Ứng dụng ngân hàng đã cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ, tiện ích trước đây chưa từng có
Các diễn giả đã trình bày các ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư như làm sạch dữ liệu, chấm điểm tín dụng, khai thác dữ liệu lớn với đặc điểm chung là tạo ra sản phẩm tiện ích cho người dùng, đặc biệt là nguồn tiền từ tài khoản tiền gửi, tiền vay, thẻ tín dụng cho người dùng.
Mobile banking không còn xa lạ. Chúng ta tương tác với ứng dụng ngân hàng gần như mỗi ngày, vậy chúng ta có biết hiện có rất nhiều tiện ích trên ứng dụng ngân hàng. Chúng ta có biết, bên cạnh các dịch vụ tài chính như gửi tiền, vay tiền, chuyển tiền, có thêm các dịch vụ khác mà không phải do chính các ngân hàng cung cấp?
Ứng dụng ngân hàng đã cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ, tiện ích trước đây chưa từng có, vượt ra khỏi dịch vụ tài chính, gắn với đời sống, nhu cầu hàng ngày của chúng ta.
Để thực hiện việc này, ta cần hệ sinh thái số liên kết giữa các nền tảng của bên cung cấp dịch vụ với ứng dụng hiện đại của ngân hàng, qua đó, giúp khách hàng (của các ngân hàng) trải nghiệm dịch vụ trên các nền tảng số của doanh nghiệp.
Chỉ với ứng dụng ngân hàng, chúng ta có thể ngồi tại nhà thanh toán hóa đơn điện, nước, mua sắm từ chai nước mắm đến tivi, tủ lạnh, từ vé xem phim cho tới việc đặt taxi, hay mua vé bóng đá mà không cần phải đến quầy phục vụ, ra cửa hàng, gọi tổng đài taxi hay phải đi ra sân bóng mua vé.
Ở bất cứ đâu, chúng ta cũng có thể biết tháng rồi nhà mình dùng bao nhiêu chỉ số điện, chỉ số nước thông quan ứng dụng ngân hàng. Vậy tại sao ứng dụng ngân hàng có được nhiều tính năng, tiện ích như vậy?
Để làm được việc này, trước tiên, chúng ta cần phải số hóa dịch vụ của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, tích hợp dịch vụ của doanh nghiệp, liên kết với dữ liệu người dùng tại doanh nghiệp, kết nối các dịch vụ này với nền tảng ứng dụng hiện đại của ngân hàng.
Bài toán đặt ra là với các dịch vụ của doanh nghiệp đang cung cấp cho khách hàng theo phương thức truyền thống thì làm sao để số hóa được? Làm sao không phải gọi tổng đài mà vẫn đặt được taxi? Làm sao để không đến sân vận động mà vẫn mua được vé bóng đá? Làm sao để không cần tới ga tàu mà vẫn đặt được vé tàu?
Thưa quý vị, VNPAY hợp tác với đối tác trong các lĩnh vực như hàng không, taxi, xe chuyến, doanh nghiệp bán lẻ, CLB bóng đá, khu vui chơi nhằm số hóa sản phẩm dịch vụ của đối tác từ nền tảng quản lý đến trải nghiệm dịch vụ và công nghệ thanh toán, giúp mở rộng và đưa sản phẩm dịch vụ của đối tác lên kênh Mobile banking.
Với ứng dụng ngân hàng, người dùng có thể đăng ký và trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện, từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng khách hàng, gia tăng doanh số.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ mang lại nhiều tiện ích đa dạng gắn với nhu cầu hàng ngày của khách hàng trên cùng một ứng dụng Mobile banking. Những lợi ích này khiến người dùng thường xuyên dùng ứng dụng và gắn bó hơn với ngân hàng lâu hơn.
Bên cạnh việc hợp tác với các ngân hàng trong lĩnh vực chuyển đổi số và mang lại thành tựu nhất định, tạo được giá trị cho ngân hàng đối tác, tiếp theo, chúng tôi mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, số hóa sản phẩm dịch vụ, tích hợp sản phẩm dịch vụ với nền tảng ngân hàng, kèm theo thanh toán hiện đại như thanh toán bằng QRCode, thanh toán thẻ nội địa, quốc tế.
Tôi lấy ví dụ, với lĩnh vực taxi, sau khi số hóa dịch vụ đặt xe lên ứng dụng ngân hàng, doanh nghiệp sử dụng thiết POS thông minh giúp lái xe nhận và đón khách, xem bản đồ chỉ đường, kết thúc chuyến đi và cũng dùng thiết bị này để chấp nhận thanh toán.
Hay trong lĩnh vực hàng không, đơn vị bán vé vui chơi sử dụng máy POS thông minh tích hợp với hệ thống đặt vé để làm công cụ bán vé di động giúp gia tăng kênh bán, giảm tải cho quầy giao dịch truyền thống. Tiếp theo là xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng đồng thời truyền thông tin hóa đơn đến cơ quan quản lý.
Đặc biệt gần đây, chúng tôi phát triển công nghệ thanh toán SoftPOS, là ứng dụng cài đặt trên điện thoại cho phép chấp nhận thanh toán chạm, tận dụng điện thoại sẵn có của chủ cửa hàng mà không cần phải mua thêm bất kỳ thiết bị nào.
Giải pháp này giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng đầu tư thiết bị, cho phép triển khai dịch vụ thanh toán đến các điểm bán hàng mọi nơi, đặc biệt là các điểm bán ở vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận với dịch vụ chấp nhận thanh toán hiện đại của ngân hàng.
Ngoài ra, chúng tôi còn giúp doanh nghiệp số hóa các khâu quản lý, vận hành và kinh doanh như việc quản lý đơn hàng, quản lý nhân sự và dịch vụ sau bán hàng giúp doanh nghiệp theo dõi, điều chỉnh chính sách, chiến lược kinh doanh dựa vào các báo cáo hoạt động kinh doanh mọi lúc, mọi nơi qua giao diện số. Với nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, VNPAY còn cung cấp thêm giải pháp hóa đơn điện tử giúp số hóa hóa đơn bán hàng và truyền thông tin về cơ quan thuế.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái:
Tôi thật sự ấn tượng về những thành quả mà Ngành đã đạt được
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại sự kiện |
Trước hết, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến các quý vị đại biểu, các vị khách quý tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023.
Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã xác định chủ đề năm 2023 là "Năm quốc gia về dữ liệu số”; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án“Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) và Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó, tài chính - ngân hàng được xác định là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao. Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Vì vậy, ngành Ngân hàngchuyển đổi số nhanh sẽ thúc đẩy cả nước chuyển đổi số nhanh; góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đặt ra trong năm 2023 là “năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”; thực hiện tốt quan điểm phát triển đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng: "Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.
Tôi đánh giá cao Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn thông điệp Chuyển đổi số của ngành Ngân hàng năm nay là “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số”.
Đây là lần thứ 2 Tôi tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng và qua 02 lần trải nghiệm, trực tiếp chứng kiến các sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng, Tôi thật sự ấn tượng về những thành quả mà Ngành đã đạt được. Chỉ trong thời gian chưa đến một năm, từ tháng 8/2022 đến nay, các đồng chí đã có thêm rất nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Tôi cũng cảm nhận được một cách rõ rệt tinh thần chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp xuyên suốt từ các phát biểu của đồng chí Thống đốc, báo cáo kết quả 02 năm triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng và các bài tham luận trình diễn cũng như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng tại các gian hàng.
Những thông tin về sản phẩm dịch vụ, số liệu về tốc độ tăng trưởng,.. là minh chứng thuyết phục về những kết quả chuyển đổi số màngành ngân hàng đã đạt được như: (i) Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đạt 74,63%; tốc độ tăng trưởng thanh toán kênh di động, mã QR tăng trưởng hàng năm đạt trên 100%; nhiều chỉ số đã đạt và vượt so với mục tiêu đề ra tại Kế hoạch chuyển đổi số của Ngành,... (ii) Nhiều dịch vụ ngân hàng có thể được thực hiện hoàn toàn trên kênh số với quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, có ngay kết quả; (iii) Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được thiết kế phù hợp cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng được tiếp cận, sử dụng,...
Đặc biệt ngành Ngân hàng cũng đã và đang tích cực triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ để ứng dụng dữ liệu dân cư trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng với nhiều sản phẩm - dịch vụ thiết thực, phục vụ tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Theo báo của Đồng chí Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an đã vừa ký Kế hoạch phối hợp triển khai Đề án 06 với 11 đầu việc và 35 nhiệm vụ cụ thể,có phân công trách nhiệm, thời hạn hoàn thành cụ thể. Trong đó đặt ra một mục tiêu rất ấn tượng là: Phấn đấu đến tháng 6/2023, hoàn thành xác thực 51 triệu thông tin tín dụng khách hàng. Theo báo cáo của Bộ Công an, đến tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Công an (C06) hoàn thành xác thực hơn 25/51 triệu thông tin tín dụng khách hàng vay với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (tăng hơn 7 triệu thông tin so với tháng 3/2023), trong đó đã có 21,3 triệu thông tin khách hàng trùng khớp(đạt tỷ lệ 83,28%).
Tôi cho rằng mục tiêu này sẽ hoàn thành đúng thời hạn nếu Ngân hàng Nhà nước quyết tâm và có cách làm khoa học, phù hợp thực tiễn.Nhân đây, Tôi đề nghị Bộ Công an cùng với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tham khảo để thúc đẩy triển khai hiệu quả Đề án 06.
Tại các cuộc họp Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, Ngân hàng Nhà nước là một trong các Bộ, ngành luôn được biểu dương về những nỗ lực, cố gắng, đạt kết quả đi đầu trong triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụđược giao,... đóng góp quan trọng trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, mà Đề án 06 là một trong những Đề án trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và qua theo dõi chung, Lãnh đạo Chính phủ đánh giá thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt, nghiêm túc các nhiệm vụ chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã quan tâm thực hiện tốt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; đặc biệt Ngân hàng Nhà nước cùng các đơn vị trong ngành đã bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Sự kiện “Ngày chuyển đổi số” của ngành vào tháng 8 năm 2022, tập trung rà soát, xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, phát triển các hạ tầng dùng chung của ngành, phối hợp với Bộ Công an và bộ, ngành liên quan tích hợp, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của ngành và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốcgia, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Hôm nay, tại Sự kiện này, thay mặt Chính phủ, thay mặt Lãnh đạo Chính phủ, Tôi ghi nhận và chúc mừng các đồng chí, chúc mừng ngành Ngân hàng đã và đang tiếp tục khẳng định là một trong các ngành tiên phong về chuyển đổi số, thực hiện tốt trọng trách, nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ đã giao phó.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược và là vấn đề mới, khó, phức tạp; do đó cần tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Và như Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2022, Chuyển đổi số cần chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động, triển khai rộng khắp nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; làm thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí; Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn, không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, phát huy những kết quảđã đạt được, Tôi đề nghị ngành Ngân hàng tiếp tục quán triệt, thống nhất, quyết liệt tổ chức triển khai tốt các nhóm nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, về xây dựng, cải cách thể chế: Cần tiếp tục chủ động nắm bắt nhu cầu thực tiễn của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng để xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn và bối cảnh chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo sự hài lòng, gắn bó của khách hàng; trong đó, tập trung rà soát, xây dựng, sửa đổi các văn bản luật của ngành: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Ngân hàng Nhà nước,... tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ,ngành khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng,… Đồng thời, chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước, thúc đẩy triển khai Đề án 06, chuyển đổi số.
Thứ hai, về hạ tầng số: Chuyển đổi số phải được thực hiện một cách tổng thể để bảo đảmhiệu quả, tránh lãnh phí nguồn lực. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển các hạ tầng dùng chung của ngành, trong đó hạt nhân là hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng, phải theo kịp và đáp ứng được nhu cầu phát triển của các hệ thống vệ tinh là các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số lấy người dân là trung tâm, là chủ thể nên cần có sự kết nối, liên kết giữa ngành Ngân hàng - cụ thể là các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán với các ngành, lĩnh vực khác, nhất là kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để nghiên cứu, thiết lập hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thống nhất nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy kết nối liên thông, mang lợi ích tổng thể cho người dân, doanh nghiệp.
Nhân Sự kiện này, Tôi cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy kết nối, trao đổi dữ liệu để phát triển hệ sinh thái số các dịch vụ ngân hàng và ngoài ngân hàng, mang lại giá trị mới và lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.
Thứ ba, về an ninh, an toàn: Xu hướng toàn cầu hoá, chuyển đổi số cũng sẽ đi liền với rủi ro về tội phạm công nghệ cao, an ninh tiền tệ ngày càng gia tăng với các thủ đoạn tinh vi, diễn biến phức tạp. Vì vậy, công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động ngân hàng cần được quan tâm chú trọng, cần có sự cân bằng hợp lý giữa đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ với đầu tư cho công tác bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin; giữa trải nghiệm, thuận tiện khách hàng với bảo mật dữ liệu, bảo vệ khách hàng khi giao dịch trên kênh số. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để bảo đảm an toàn, an ninh, ngăn chặn kịp thời các đối tượng tấn công có chủ đích vào hệ thống ngân hàng.
Về nguồn nhân lực, cần chú trọng công tác đào đạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao; đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo và chuyên gia đầu ngành; đào tạo lực lượng cán bộ nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn ngành Ngân hàng. Đồng thời, tăng cường kỷ cương, kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp để phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ của người lao động ngành Ngân hàng nhằm phục vụ tốt hơn nữa người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân, doanh nghiệp, để có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng trên kênh số một cách thuận tiện, an toàn và phòng tránh rủi ro bị tội phạm lợi dụng, lừa đảo, đánh cắp thông tin.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi số để phát triển, tiếp nhận các công nghệ mới vào các hoạt động ngân hàng như công nghệ giao tiếp tầm ngắn (NFC), công nghệ thẻ thanh toán không tiếp xúc,...
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mà trực tiếp là đồng chí Thống đốc, Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành ngân hàng; sự đồng lòng, quyết tâm và tinh thầnchủ động, sáng tạo của tất cả các đơn vị trong toàn Ngành; với những kết quả đã đạt được, Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành quả trong công tác chuyển đổi số, đóng góp quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số của đất nước theo định hướng Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Một lần nữa, xin chúc các quý vị đại biểu, các vị khách quý sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Chúc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngành Ngân hàng tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công và sẽ giữ vững vị thế là một trong những ngành, lĩnh vực đi đầu trong công cuộcchuyển đổi số quốc gia!
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Thay mặt Ban lãnh đạo NHNN và toàn ngành Ngân hàng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã quan tâm tới công cuộc chuyển đổi số của ngành Ngân hàng.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn những đánh giá và ghi nhận của Phó Thủ tướng về những kết quả đã đạt được của ngành Ngân hàng trong công cuộc chuyển đổi số. Đây là nguồn động viên, cổ vũ cho ngành Ngân hàng có những động lực bước tiếp, gặt hái những thành công trong thời gian tới trong chuyển đổi số.
Chúng tôi cũng lắng nghe các chỉ đạo của Phó Thủ tướng đối với 5 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong thời gian tới. Chúng tôi xin nghiêm túc tiếp thu và Ban lãnh đạo NHNN sẽ chỉ đạo trong toàn Ngành để triển khai hiện thực hóa 5 nội dung trọng tâm Phó Thủ tướng giao về hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng số, đảm bảo an ninh an toàn, tăng cường nguồn nhân lực, công tác truyền thông.
Tới dự chương trình hôm nay, chúng tôi rất vui mừng được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đã có những phát biểu, chia sẻ với ngành Ngân hàng. Thay mặt Ban lãnh đạo NHNN, chúng tôi trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, đồng hành của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, đặc biệt là Đề án 06… để ngành Ngân hàng đạt được những kết quả này và mong các bộ, ngành tiếp tục phối hợp với ngành Ngân hàng hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số mà Chính phủ đã đề ra tại Nghị quyết cũng như thực hiện thành công Kế hoạch phối hợp với Bộ Công an của NHNN.