Trung Quốc gia tăng đầu tư vào sản xuất tại Việt Nam
Trung Quốc bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ giữ nguyên lãi suất chủ chốt đến năm 2024 |
Theo ông, tại sao nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đến lĩnh vực sản xuất thiết bị điện và năng lượng mặt trời tại Việt Nam?
. Ông John Campbell - Phó giám đốc, Bộ phận Dịch vụ công nghiệp, Savills Việt Nam |
Việt Nam đang nỗ lực vươn lên, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thời gian qua và đã được chứng minh trong những năm gần đây. Điều này đã đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa và tái lập nhà máy của các nhà sản xuất điện tử đa quốc gia tại Việt Nam.
Hiện nhu cầu sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời đang gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt đối với khu vực phía Bắc. Trong đó, Trina Solar - tập đoàn lớn trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại KCN Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên với 2 nhà máy đang hoạt động ổn định. Tập đoàn này đồng thời cũng đề xuất triển khai giai đoạn 3 của dự án nhà máy phát triển năng lượng tại Thái Nguyên với tổng đầu tư dự kiến 420 triệu USD. Đây là mức đầu tư lớn nhất của Tập đoàn này tại nước ngoài trong lĩnh vực quang điện. Thực tế, trong những năm gần đây, các công ty năng lượng mặt trời hàng đầu của Trung Quốc đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam, không chỉ nhằm thâm nhập thị trường Đông Nam Á, mà còn lấy đó làm “bàn đạp” để tham gia vào thị trường châu Âu và Mỹ.
Đâu là những yếu tố mang tính then chốt, tạo động lực cho nhà đầu tư Trung Quốc “rót vốn” vào thị trường Việt Nam?
Việt Nam thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất năng lượng mặt trời là do có vị trí địa lý gần gũi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu thô và dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt Nam còn có lợi thế về giá đất công nghiệp khá cạnh tranh so với khu vực phía Nam, từ đó tạo sức hút đối với nhà đầu tư Trung Quốc.
Thêm vào đó, mức độ hội nhập kinh tế cao của Việt Nam là điều đáng chú ý. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với khoảng 224 đối tác đến từ nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam mở rộng sự hiện diện trên thị trường. Việt Nam đồng thời sở hữu lực lượng lao động dồi dào, bao gồm đội ngũ lao động có tay nghề cao kèm chi phí lao động cạnh tranh. Đáng chú ý, Chính phủ trong thời gian qua quan tâm vào lĩnh vực năng lượng sạch để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Đón đầu xu hướng mới này, các doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị những gì, thưa ông?
Nhu cầu được ghi nhận từ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử và năng lượng mặt trời là rất lớn. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các đơn vị sản xuất, nhiều chủ đầu tư tại Việt Nam đang rốt ráo nâng cao chất lượng xây dựng KCN và nhà xưởng xây sẵn của mình. Trong đó, CNCTech là một trong những chủ đầu tư tích cực nhất, với khoản đầu tư đáng kể tại 6 tỉnh trên khắp Việt Nam với 19 KCN trải rộng trên 5.487 ha. Nổi bật nhất là dự án tại Vĩnh Phúc.
Hiện nay, các KCN trên toàn quốc nhìn chung có tỷ lệ lấp đầy cao (trên 80%), trong đó tỷ lệ lấp đầy ở các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 83% và 91% ở các tỉnh trọng điểm phía Nam. Các nhà xưởng và nhà kho xây sẵn cũng ghi nhận tỷ lệ lấp đầy ở mức 83% trên cả nước. Do đó, việc tìm kiếm mặt bằng trống và phù hợp là một thách thức với các doanh nghiệp sản xuất, và rất cần nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia và chủ đầu tư với quy trình rõ ràng.
Việt Nam thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc |
Vậy theo ông, triển vọng của thị trường bất động sản công nghiệp trong năm 2024 có khả quan không?
Thị trường bất động sản công nghiệp đang thay đổi với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư hơn. Khi ngành sản xuất và hậu cần phát triển, các sản phẩm ngày càng đa dạng như nhà máy xây sẵn, nhà kho, cơ sở đa tầng, cơ sở kết hợp, tòa nhà được kiểm soát nhiệt độ và xây dựng phù hợp nhu cầu. Hiện nay, người thuê đã có nhiều lựa chọn hơn và không còn bị ràng buộc với thời hạn thuê đất rộng rãi hơn. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư. Để thu hút các doanh nghiệp tốt nhất, các KCN và nhà phát triển bất động sản xây sẵn nên tập trung phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cao và các ưu đãi.
Cùng với đó, Chính phủ cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của Việt Nam để nâng cao năng suất và hiệu quả. Đồng thời thời thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường chuỗi cung ứng; đơn giản hóa thủ tục đầu tư và sử dụng đất, cũng như đẩy mạnh số hóa cũng là những vấn đề trọng tâm.
Xin cảm ơn ông!