Ứng cử viên Phó thống đốc BOJ cảnh báo việc thoát khỏi nới lỏng quá sớm
Hai ứng cử viên cho chức vụ Phó Thống đốc BOJ Masazumi Wakatabe (phía trước) và Masayoshi Amamiya (phía sau) |
Masazumi Wakatabe và Masayoshi Amamiya, các ứng cử viên do Chính phủ đề xuất cho chức vụ Phó thống đốc BOJ tiếp theo đã có buổi điều trần xác nhận tại Hạ viện ở Tokyo, Nhật Bản ngày 5/3.
Wakatabe, một học giả được biết đến như một người ủng hộ quan điểm nới lỏng, cho biết những lợi ích của chương trình kích thích của BOJ đã “vượt xa” chi phí, bỏ qua những lời chỉ trích từ một số nhà phân tích rằng việc kéo dài chính sách nới lỏng tiền tệ đã gây nhiều kho khăn cho hệ thống ngân hàng Nhật Bản.
Trong khi đó, Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda hôm thứ Sáu đã làm rung chuyển các thị trường với việc lần đề cập đến triển vọng thoát khỏi chính sách nới lỏng nếu đạt được mục tiêu lạm phát của BOJ.
Rõ ràng phát biểu của Wakatabe hôm thứ Hai là mềm dẻo hơn cho với cấp trên của ông. Các nhà kinh tế nói rằng họ được đo lường nhiều hơn so với những ý tưởng ban đầu của ông về chính sách, trong đó biện hộ về sự cần thiết phải nới lỏng mạnh hơn.
“Điều quan trọng nhất là phải thoát khỏi tình trạng giảm phát. Mục tiêu lạm phát 2% của BOJ là xác thực và có ý nghĩa cho mục đích này”, Wakatabe cho biết trong buổi điều trần xác nhận tại Hạ viện Quốc hội.
“Việc sớm thay đổi chính sách tiền tệ dễ dãi của BOJ có thể kéo Nhật quay trở lại với tình trạng giảm phát”, ông nói và nhấn thêm rằng, BOJ phải sẵn sàng tăng cường kích thích nếu cần để đạt được mục tiêu lạm phát của mình.
Cả Wakatabe và Masayoshi Amamiya đã xuất hiện trước Quốc hội, khi được chính phủ bổ nhiệm làm các Phó thống đốc BOJ, khi các vị trí bị bỏ trống vào ngày 20/3 và quốc hội dự kiến sẽ phê chuẩn cả Wakatabe và Amamiya. Chính phủ cũng đã tái bổ nhiệm ông Kuroda làm Thống đốc BOJ thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc vào ngày 8/4.
Wakatabe nói với các nhà lập pháp rằng “không có giới hạn” gì đối với chính sách tiền tệ trong việc kích thích nền kinh tế và mở rộng ý tưởng tăng mục tiêu lạm phát của BOJ nếu làm như vậy có thể giúp thay đổi nhận thức của người dân về giảm phát.
Nhưng ông đã không đề xuất một số ý tưởng cấp tiến hơn vốn đã khiến ông nổi lên như là một học giả, chẳng hạn như đẩy nhanh tốc độ mua trái phiếu của BOJ hoặc cấp tiền cho nợ của chính phủ.
“Wakatabe được biết đến như một người ủng hộ cho quan điểm nới lỏng thêm. Nhưng trước quốc hội, phát biểu của ông dường như thận trọng hơn nhiều so với các tuyên bố đã khiến ông trở thành học giả”, Hiroshi Miyazaki, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết.
Wakatabe, tuy nhiên, có thể đề xuất mở rộng kích cầu nếu BOJ cắt giảm dự báo lạm phát của mình trong đánh giá hàng quý được công bố vào tháng tới, Miyazaki nói.
Ngược lại, Amamiya, một ứng cử viên Phó Thống đốc BOJ khác, người có vai trò “cánh tay phải” của Kuroda với cương vị Giám đốc điều hành của BOJ giám sát chính sách tiền tệ, phần lớn phản ánh quan điểm của Thống đốc Kuroda về chính sách tiền tệ - một dấu hiệu cho thấy hai bên sẽ tiếp tục làm việc “tay trong tay” với các quyết định chính sách chủ chốt.
Giải thích về kế hoạch rút lui của BOJ, ông cho biết ngân hàng có những công cụ cần thiết để thiết kế một kế hoạch rút lui trôi chảy tại một thời điểm thích hợp để làm như vậy. “Nếu thời gian đến, chúng tôi có đầy đủ năng lực về kỹ thuật để điều chỉnh lãi suất một cách từ từ và ổn định trong khi vẫn đảm bảo thị trường ổn định”, Amamiya nói.
“Chúng tôi đang nghiên cứu những công cụ chúng tôi có, việc sử dụng chúng thế nào và ảnh hưởng (của việc điều chỉnh lãi suất) ra sao đến lợi nhuận của BOJ”, ông nói thêm.
Sau ba năm in tiền để mua vào một lượng lớn tài sản nhưng không thúc đẩy được lạm phát, BOJ đã sửa lại khung chính sách của mình vào năm 2016, hướng tới mục tiêu lãi suất thay vì đẩy mạnh in tiền. Hiện tại, nó hướng tới mục tiêu lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và lợi suất trái phiếu 10 năm khoảng 0%, trong khi cho phép giảm đáng kể việc mua trái phiếu.
Một số nhà lập pháp và các nhà hoạch định chính sách đã lên tiếng lo ngại về chi phí ngày càng gia tăng của chương trình kích cầu khổng lồ của BOJ, như ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng từ những năm lãi suất gần như bằng không.