Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của dòng chảy đầu tư nội vùng châu Á
Bà Stella Choe, Giám đốc bộ phận Mạng lưới Ngân hàng Toàn cầu (GNB) của Citi Châu Á Thái Bình Dương |
Tại Việt Nam, bộ phận Mạng lưới Ngân hàng Toàn cầu (GNB) mới được thành lập của Citi sẽ hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp như thế nào?
Mạng lưới Ngân hàng Toàn cầu tập hợp các chuyên gia ngân hàng thuộc cả hai khối Ngân hàng Doanh nghiệp và Ngân hàng Thương mại của Citi thành một đội nhóm thống nhất tập trung vào việc hỗ trợ khách hàng tốt nhất trên cơ sở mạng lưới toàn cầu của Citi.
Mô hình mới này mở rộng khả năng phủ sóng rộng khắp của mạng lưới Citi và cho phép các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của khối Ngân hàng Thương mại tận dụng toàn bộ sức mạnh to lớn của hệ thống hiện diện trên toàn cầu, khu vực và địa phương của Citi, vốn là nền tảng cho sự thành công lâu dài của chúng tôi trong nỗ lực phục vụ các tập đoàn đa quốc gia lớn.
Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh ngân hàng của chúng tôi có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và sự kết hợp này sẽ giúp chúng tôi nắm bắt được phần lớn dòng chảy đầu tư tăng lên từ các công ty đa quốc gia đang tìm tới Việt Nam ngày một nhiều hơn để đảm bảo chuỗi cung ứng của họ. Ngoài ra, chúng tôi còn có thể hỗ trợ các khách hàng là doanh nghiệp trong nước vươn ra thế giới nhờ mạng lưới toàn cầu của mình.
Cho dù khách hàng đến với chúng tôi với các nhu cầu đa dạng từ vay vốn, quản lý dòng tiền, quản lý rủi ro hay các giải pháp ngân hàng đầu tư, mạng lưới của chúng tôi đều hỗ trợ tốt nhất để cả các công ty cỡ vừa đang phát triển nhanh tới các tập đoàn đa quốc gia lớn đều phát triển hết tiềm năng thực sự của họ.
Việt Nam là thị trường trọng điểm trong chiến lược hành lang châu Á của Citi, bà đánh giá thế nào về tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam khi tham gia vào hệ thống thương mại khu vực? Ngành nào sẽ là lợi thế của Việt Nam?
Việt Nam đã củng cố vị thế của mình trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng khu vực và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với dòng vốn đầu tư từ châu Á sang châu Á trong nội khối ASEAN.
Các lợi thế của Việt Nam bao gồm nguồn lao động linh hoạt và lành nghề, vị trí chiến lược ở trung tâm Đông Nam Á, gần với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dân số trẻ, có trình độ học vấn cao và chính phủ Việt Nam ưu tiên cải thiện các chính sách kinh doanh, luật lao động và khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Ngành Sản xuất và Chế tạo, nhóm ngành ưu tiên kiểm soát chi phí, là phân khúc lớn nhất thu hút dòng vốn FDI. Nhiều nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) và nhà cung cấp Dịch vụ Sản xuất Điện tử (EMS) đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất của họ sang Việt Nam. Nhóm ngành Tiêu dùng, Chăm sóc Gia đình và Chăm sóc Sức khỏe cũng là một trong những phân khúc quan trọng nhận được dòng vốn đầu tư nhờ nhu cầu thị trường nội địa cũng như nội khối ngày càng tăng.
Citi đã và đang tích cực làm việc với các khách hàng đa quốc gia, tư vấn cho họ về quản lý chuỗi cung ứng và cung cấp các giải pháp quản lý tiền mặt, thanh khoản và tài chính phù hợp để kiểm soát tốt nhất những dao động trên thị trường hiện tại.
Citi hỗ trợ FDI vào Việt Nam như thế nào, thưa bà?
Với sự hiện diện tại 95 thị trường, Citi có thể tận dụng mạng lưới của mình và quan hệ với các công ty đa quốc gia trên khắp thế giới để phát huy lợi thế cạnh tranh và năng lực của Việt Nam.
Với kiến thức chuyên môn về thị trường địa phương, Citi có thể cung cấp thông tin thị trường chuyên sâu, nghiên cứu thị trường, thẩm định chi tiết, cập nhật các quy định và cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nhằm hỗ trợ cho các quyết định của họ.
Đối với các nhà đầu tư đang muốn vào Việt Nam, Citi có thể cung cấp các lựa chọn tài chính, tư vấn đầu tư, quản lý rủi ro và các giải pháp ngân hàng khác để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn của họ đổ vào Việt Nam.
Khi ngày càng có nhiều khách hàng đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam, ưu tiên của Citi là hỗ trợ các dòng chảy này và tạo điều kiện để khách hàng phát triển. Citi phục vụ danh mục khách hàng là các công ty có vốn FDI lớn nhất trong trong danh sách Fortune 500 và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại quốc tế hàng năm hơn 90 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam.
Chúng tôi cũng chủ động tập trung hỗ trợ các mô hình kinh doanh bền vững, đặc biệt trong các lĩnh vực như tài chính xã hội, nơi chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm.
Citi mới đây đã công bố Báo cáo về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) năm 2022, trong đó nhấn mạnh tiến độ của Citi và Quỹ Citi trong việc xây dựng các cộng đồng bền vững, đa dạng và công bằng hơn trên khắp thế giới. Báo cáo thường niên này cung cấp thêm thông tin về việc thực hiện và quản lý các cam kết của ngân hàng nhằm giải quyết những ưu tiên về môi trường và xã hội, đồng thời xây dựng giá trị lâu dài cho các bên liên quan với Citi.
Thông qua Mục tiêu tài chính bền vững trị giá 1 nghìn tỷ đô la Mỹ, Citi đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hoạt động từ năng lượng tái tạo và công nghệ sạch đến chăm sóc sức khỏe và nhà ở giá rẻ. Từ năm 2020 đến năm 2022, Citi đã tài trợ và hỗ trợ tổng cộng 348,5 tỷ USD cho hoạt động tài chính bền vững trên toàn cầu.
Citi đã củng cố vị thế dẫn dắt của mình tại thị trường Việt Nam với ESG là cốt lõi trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ Việt Nam tìm kiếm các giải pháp đổi mới trong lĩnh vực tài chính xanh, như các mô hình tài chính hỗn hợp có thể hỗ trợ Chiến lược Tăng trưởng Xanh Quốc gia của chính phủ. Năm 2022, Citi đã ký Biên bản Ghi nhớ với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (MONRE) về chương trình nghị sự ESG hướng tới các mục tiêu phát thải carbon ròng bằng không.
Citi đã hoàn tất thương vụ tín chỉ carbon tự nguyện (“VCC”) đầu tiên vào cuối tháng 5 năm 2022 với tư cách là bên mua tín chỉ carbon từ một nhà sản xuất và phân phối bếp và máy lọc nước thân thiện với môi trường cho các cộng đồng nông thôn thu nhập thấp ở Việt Nam. Vào tháng 2 năm 2023, Citi đã đóng vai trò thu xếp và cơ cấu cho dự án Trái phiếu Liên kết Giảm Phát thải của Ngân hàng Thế giới. Dự án mang tên “Máy lọc nước cho trường học” sẽ giúp 2 triệu trẻ em được tiếp cận nguồn nước uống tinh khiết.
Citi cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử mạnh mẽ dành cho khách hàng doanh nghiệp, tại sao các giải pháp số lại quan trọng như vậy, thưa bà?
Việc số hóa nền kinh tế toàn cầu đã chuyển đổi ngành ngân hàng. Khách hàng doanh nghiệp cũng muốn có trải nghiệm ngân hàng vừa dễ dàng vừa thú vị giống như như mua sắm trên các thiết bị điện tử diễn ra trong đời sống hàng ngày của họ. Họ muốn sự kết nối, để có thể tích hợp công ty của họ vào hệ thống ngân hàng của chúng tôi, giúp họ trực tiếp tận dụng năng lực ngân hàng điện tử của Citi.
Vì vậy, quy mô và tốc độ cần thiết để phục vụ khách hàng đã lên một mức độ hoàn toàn khác. Chúng ta hiện đang sống trong một thế giới của các nền tảng kỹ thuật số.
Tại Citi, chúng tôi đã đón nhận và đáp ứng thách thức đó. Năm ngoái, chúng tôi đã chi 10 tỷ đô la cho công nghệ, năm nay, chúng tôi lập ngân sách khoảng 11 tỷ đô la, tăng 30% so với năm 2020. Khoản chi đó được phân chia gần như bằng nhau cho việc thay đổi ngân hàng và điều hành các hoạt động của ngân hàng. Chúng tôi cũng đã tăng số lượng nhân viên công nghệ của mình lên hơn 30% trong thời gian đó, một thị trường nhân lực rất cạnh tranh. Chúng tôi hiện có hơn 30.000 kỹ sư phần mềm.
Chúng tôi tạo điều kiện cho hơn 4 nghìn tỷ đô la giao dịch trên toàn cầu mỗi ngày ở 160 thị trường khác nhau, nơi chúng tôi hỗ trợ khách hàng tại 95 thị trường trong số đó với khả năng kết nối trực tiếp ở hầu hết mọi hệ thống thanh toán bù trừ quốc tế chính. Chúng tôi có mạng lưới thanh toán độc quyền lớn nhất trong ngành. Mạng lưới này kết nối với gần 270 hệ thống chuyển khoản trên toàn thế giới, đây là chặng cuối trong mạng thanh toán của chúng tôi. Do đó, chúng tôi được đánh giá rất cao về quy mô và sự linh hoạt.
Khi chúng tôi mở rộng mạng lưới của mình bao gồm các phương thức thanh toán thay thế, như ví di động và các chương trình thanh toán tức thì tại các thị trường địa phương, chúng tôi đang cho phép khách hàng của mình thực hiện thanh toán như thể không có biên giới, tiền tệ hay ràng buộc nào khác.
Tại Việt Nam, sau khi ra mắt Trung tâm Tài liệu và Thiết lập Quan hệ Khách hàng thông qua Phương thức Kỹ thuật số trên nền tảng CitiDirect BE®, bộ phận Kinh doanh Luồng tiền và Thanh toán Quốc tế của Citi Việt Nam đã công bố quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian (IPSP) có trụ sở tại Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động thu tiền từ người tiêu dùng đến doanh nghiệp. Citi Việt Nam hiện cũng đang triển khai dịch vụ thanh toán và thu phí tức thì Napas cho các khách hàng doanh nghiệp của chúng tôi tại Việt Nam.
Xin cảm ơn bà!