Xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm IUU
Đoàn thanh tra EC sắp sang Việt Nam làm việc về chống khai thác IUU Công điện của Thủ tướng về chống khai thác hải sản bất hợp pháp |
Đơn cử như, theo Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Khánh Hoà, từ đầu năm 2023 đến nay, Trung tâm Giám sát tàu cá - Chi cục Thủy sản gửi đi 241 thông báo, với 307 lượt tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình đến các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan. Lực lượng chức năng của tỉnh Khánh Hoà đã xác minh 210 thông báo của 261 lượt tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình; còn 31 thông báo của 46 lượt tàu cá chưa xác minh được do tàu cá vẫn đang khai thác hải sản chưa về bờ hoặc đang ở tỉnh khác chưa về địa phương.
Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Khánh Hoà kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp với các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá để khắc phục tình trạng này; phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương trong xác minh nguyên nhân tàu cá mất kết nối.
Được biết, đến nay 100% trong tổng số 3.190 tàu cá của tỉnh đã được đăng ký, được đánh dấu tàu cá theo đúng quy định; số liệu tàu cá được cập nhật đầy đủ trên hệ thống quản lý tàu cá quốc gia, trên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bên cạnh đó, đến nay toàn tỉnh Khánh Hoà đã có 3.187 tàu cá được cấp giấy phép khai thác hải sản, đạt 99,9%; có 657 trong số 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, đạt 99,6%; có 646 trong số 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với tàu cá…
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU |
Tuy nhiên, công tác quản lý đội tàu vẫn còn một số khó khăn. Hiện Khánh Hoà hiện đang có 378 tàu cá hết hạn đăng kiểm, 250 tàu cá ngừng dịch vụ kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá, 126 tàu cá thường xuyên chuyển ngư trường, hoạt động ngoài tỉnh…
Ông Trần Hòa Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo IUU tỉnh Khánh Hoà cho biết, Ban chỉ đạo đã xử lý các doanh nghiệp bị Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra khuyến cáo liên quan đến các lô hàng vi phạm IUU trong đợt kiểm tra lần thứ 3, gồm: Công ty TNHH T&H, Công ty TNHH Thịnh Hưng, Công ty TNHH Cát Tiên.
Ông Nam cũng cho hay, trong năm 2023, Khánh Hoà đã tổ chức 18 lớp tuyên truyền cho hơn 1.300 lượt cán bộ, ngư dân các địa phương ven biển; toàn tỉnh có 3.190/3.190 tàu cá được đăng ký, đánh dấu đúng quy định, có 3.187/3.190 tàu cá được cấp giấy phép khai thác hải sản; có 657/659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá; đã cập nhật vị trí 250/250 tàu cá ngừng dịch vụ kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá…
Từ đầu năm đến nay, các đơn vị chức năng đã giám sát 4.275 lượt tàu cá cập cảng bốc dỡ hải sản, với tổng sản lượng qua cảng được kiểm tra hơn 19.535 tấn; đã cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản cho 236 lô hàng, với tổng sản lượng hơn 7.000 tấn; cấp chứng nhận thủy sản khai thác cho 131 lô hàng, với tổng sản lượng hơn 1.528 tấn…
Để thực hiện tốt công tác quản lý, ông Nam kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành Trung ương xem xét việc bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng kiểm ngư địa phương; có biện pháp hiệu quả khắc phục tình trạng mất kết nối…
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU theo các chỉ đạo trước của Trung ương, của Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU.
Trước mắt từ nay đến tháng 4/2024, mở đợt cao điểm chống khai thác IUU, các địa phương ven biển trong cả nước phải dồn toàn bộ nguồn lực để thực hiện chống khai thác IUU, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…
Phó Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong thực hiện công tác chống khai thác IUU. Riêng Khánh Hòa, Phó Thủ tướng ghi nhận các kiến nghị của địa phương. Đồng thời, lưu ý tỉnh phải xử lý nghiêm, có kết quả cụ thể đối với các doanh nghiệp bị EC đưa ra khuyến cáo liên quan đến các lô hàng vi phạm IUU.