Đề xuất điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Toàn cảnh phiên họp |
Thực hiện Nghị quyết số 100/2023/QH15 thông qua ngày 24/6/2023 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, tại mục 2.2 Đối với lĩnh vực dân tộc “Trong năm 2023, nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của các Chương trình MTQG để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh lãng phí, tiêu cực, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với 2 nội dung.
Một là, theo điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: Nguồn vốn của Chương trình được bổ trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên nguồn vốn NSTW của Chương trình gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp dẫn đến lúng túng trong quá trình lập kế hoạch và phân bố vốn của các địa phương, do vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình chưa được quy định, Ủy ban Dân tộc tiếp thu ý kiến của HĐDT và tham mưu cho Chính phủ đề nghị Quốc hội, trong nội dung Nghị quyết Kỳ họp thường kỳ lần thứ 7, tháng 5 năm 2024 đề xuất đưa vào nội dung Kinh phí sự nghiệp được bổ trí ưong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.
Hai là, một số bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn về đối tượng tham gia thực hiện Chương trình tại các dự án Dự án 4, Dự án 5, Dự án 6, Dự án 7 đang được triển khai chưa được quy định tại Nghị quyết số 120/2020/QH14. Cụ thể tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình quy định đối tượng Chương trình theo quy định của Nghị quyết số 88/2019/QH14 gồm: Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi; Hộ gia đĩnh, cá nhân người dân tộc thiếu sổ; Hộ gia đĩnh, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, họp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn.
Trong thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình một số đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực dân tộc, cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thiết chế văn hóa DTTS tiêu biểu, cơ sở y tế... có vai trò quan trọng và trực tiếp tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình như: phát triền nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức nêu trên khi tham gia thực hiện nhiệm vụ của Chương trình với tính chất, vai trò phục vụ cho đối tượng chính thụ hưởng chính sách là người dân vùng đồng bào DTTS&MN, con em đồng bào DTTS cần phải được nhà nước đầu tư, hỗ trợ bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và các điều kiện khác để tổ chức hoạt động.
Tuy nhiên một số cơ quan, đơn vị, tổ chức nêu trên chưa được quy định tại chủ trương đầu tư Chương trình được Quốc hội phê duyệt, dẫn đến một số khó khăn trong việc lập, thẩm định kế hoạch bố trí vốn, thanh quyết toán trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy cần thiết phải báo cáo Quốc hội điều chỉnh, bố sung đối tượng nêu trên nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
Về sự cần thiết của việc điều chỉnh, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số nội dung của chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN là xuất phát từ thực tiễn vướng mắc, nội dung quy định chưa rõ ràng, thống nhất về đối tượng, địa bàn triển khai thực hiện một số dự án, tiểu dự án hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công về giáo dục, y tế, đào tạo nghề… Do đó, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh một số nội dung của chủ trương đầu tư để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân một số dự án, tiểu dự án của Chương trình là phù hợp, cần thiết.
Về đề nghị điều chỉnh vốn, nhiều ý kiến tham gia thẩm tra cho rằng, hằng năm Chính phủ trình Quốc hội và Quốc hội phân bổ ngân sách từng nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp của Chương trình. Phần vốn đầu tư công trung hạn đã được phân bổ giao cho địa phương, vốn sự nghiệp được Chính phủ phân bổ năm 2022, 2023, 2024 và thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2024-2025 để các địa phương có căn cứ, chủ động trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Mặt khác, đến nay đã hơn 03 năm triển khai thực hiện, qua giám sát chuyên đề của Quốc hội, báo cáo của các địa phương không phản ánh vướng mắc liên quan đến nội dung này.
Một số ý kiến cho rằng nguồn vốn ngân sách Trung ương của Chương trình bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp. Do vậy việc điều chỉnh quy định về cơ chế phân bổ vốn giúp tháo gỡ khó khăn trong quá trình lập kế hoạch và phân bổ vốn, bảo đảm đúng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và đảm bảo tính rõ ràng, đầy đủ của nguồn vốn thực hiện Chương trình là cần thiết và nhất trí với đề xuất của Chính phủ.
Thường trực HĐDT thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế không có vướng mắc trong quá trình thực hiện liên quan đến nội dung này và việc điều chỉnh trong bối cảnh thời gian còn rất ít như hiện nay là không cần thiết. Mặt khác các Nghị quyết của Quốc hội về giao vốn (cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) cho các Chương trình đã đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện.
Với nội dung thứ hai, đại diện Hội đồng dân tộc cho biết, trong thực tiễn thực hiện Chương trình, một số đơn vị sự nghiệp công lập về lĩnh vực giáo dục, thiết chế văn hóa tiêu biểu, cơ sở y tế… có vai trò quan trọng và trực tiếp tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình như: phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS. Tuy nhiên khi triển khai thực hiện, một số đơn vị sự nghiệp này không nằm trong vùng đồng bào DTTS, địa bàn được quy định trong chủ trương đầu tư, dẫn đến khó khăn trong việc lập, thẩm định kế hoạch, bố trí vốn, thanh quyết toán (Chính phủ đã có bổ sung danh mục cụ thể các đơn vị sự nghiệp kèm theo).
Nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa thật sự làm rõ được sự cần thiết, cấp bách đối với các đối tượng, danh mục đầu tư này. Nội dung về đánh giá tác động chưa thật sự rõ ràng, chưa chỉ rõ được những tác động về thay đổi nguồn vốn, các văn bản phải bổ sung, tính khả thi trong việc tổ chức triển khai thực hiện (nếu được Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 7); việc điều chỉnh này có đảm bảo được nguyên tắc của Chương trình đã được Quốc hội thông qua trong Nghị quyết 120/2020/QH14 là “đầu tư có trọng tâm trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất”.
Có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần khẳng định rõ các đối tượng dự định điều chỉnh, bổ sung này có nằm ngoài quy định về chủ trương đầu tư trong Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội hay không. Đồng thời, để Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội có đầy đủ căn cứ xem xét, quyết định, đề nghị Chính phủ bổ sung các phụ lục tính toán kinh phí chi tiết đối với các đối tượng này.
Thường trực HĐDT cho rằng, một số đối tượng không thuộc địa bàn quy định tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội là do liên quan đến việc Chính phủ xác định địa bàn vùng DTTS&MN tại các Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 và Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021về phân định vùng DTTS&MN theo trình độ phát triển; Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về phê duyệt Chương trình DTTS&MN, trong đó có các dự án, tiểu dự án và danh mục các đơn vị sự nghiệp công lập nêu trên. Như vậy, đây là vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ.
Tuy nhiên, qua rà soát danh mục đầu tư do Chính phủ đề nghị điều chỉnh thấy rằng, một số đối tượng đầu tư không thuộc vùng DTTSU&MN, nhưng có vai trò quan trọng, liên quan, tác động đến mục tiêu đã được quy định tại Nghị quyết 120/2020/QH14, Nghị quyết 88/2019/QH14 và Kết luận 65-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, bảo tồn văn hóa của đồng bào các DTTS như: một số trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học; trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện… nằm trên địa bàn thành phố, thị trấn. Mặt khác, Quốc hội đã quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng nêu trên từ đầu nhiệm kỳ nên việc điều chỉnh sẽ không ảnh hướng đến tổng nguồn vốn và cơ cấu vốn đã phân bổ cho các dự án, tiểu dự án. Vì vậy, việc giao cho Chính phủ thẩm quyền rà soát, điều chỉnh danh mục, làm rõ đối tượng đầu tư để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các mục tiêu của Chương trình là cần thiết.