Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho DNNVV
Bà Nguyễn Thị Minh Thúy |
Phóng viên xu vàng 777 đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Giám đốc Trung tâm ứng dụng CNTT, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương xung quanh vấn đề này.
Thưa bà, Dự án SwissTrade hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV Việt Nam thông qua hình thức nào?
Đây là chương trình hỗ trợ kỹ thuật về thương mại diễn ra trong 4 năm (từ 2021-2024) do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ (SECO) bảo trợ nhằm tăng cường hoạt động thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của DNNVV thông qua cải thiện các điều kiện khung thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, tăng cường cơ chế đối thoại công - tư và phát triển hệ sinh thái năng động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. Dự án có 3 hợp phần chính, trong đó hợp phần 3 tập trung xây dựng, triển khai chương trình hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh (ICG), tài trợ kinh phí thực hiện hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh năng động và triển khai các sáng kiến.
Chương trình ICG dự kiến sẽ tài trợ từ 10-15 tiểu dự án, được lựa chọn thông qua một quy trình cạnh tranh và triển khai qua ba (03) đợt mời nộp đề xuất dự án. Quy mô tài trợ tối đa là 150.000 USD/Tiểu dự án trong thời gian từ 12 - 24 tháng.
Để mỗi tiểu dự án khi đề xuất lên có thể nhận được nguồn tài trợ từ Chính phủ Thụy Sỹ, các DNNVV Việt Nam cần lưu ý những vấn đề gì?
Với mục đích tăng cường năng lực dịch vụ xuất khẩu, hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái xúc tiến xuất khẩu thông qua tài trợ cho các Tiểu dự án của Tổ chức hỗ trợ thương mại (BSO) ở cả khu vực công và tư để triển khai các sáng kiến về hỗ trợ các DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, một DNNVV muốn tiếp cận nguồn tài trợ này trước tiên DN phải là pháp nhân được thành lập tại Việt Nam chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chuẩn bị và quản lý dự án với các đối tác, không đóng vai trò trung gian. Nếu được tài trợ để thực hiện các tiểu dự án, BSO sẽ nâng cao năng lực để tổ chức cung cấp dịch vụ dựa trên nhu cầu thực tế từ chính các DNNVV.
Thông thường những dự án được lựa chọn sẽ phải thể hiện được sự đóng góp tăng cường hoặc cung cấp các dịch vụ mới liên quan đến thúc đẩy và phát triển chất lượng sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu. Ưu tiên hỗ trợ các DNNVV, tập trung vào tăng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu cho các DNNVV. Phát triển hệ sinh thái xúc tiến thương mại và Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số (theo Quyết định số 1968/QĐ-TTg). Hỗ trợ các sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu đã được xác định trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 (Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022) và Kế hoạch hoạt động Xúc tiến thương mại giai đoạn 2020-2025 góp phần phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi EVFTA, CPTPP và các Hiệp định thương mại tự do (Quyết định số 2124/QĐ-BCT). Đặc biệt, cần thể hiện tốt các mô hình hoặc khía cạnh đổi mới sáng tạo trong hoạt động thương mại và hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp trên môi trường số, với khả năng nhân rộng trong tương lai, cũng như duy trì hoặc cải thiện tính bền vững.
Ưu tiên hỗ trợ các DNNVV, tập trung vào tăng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu cho các DNNVV |
Bà có thể cung cấp thêm một số thông tin giúp các DNNVV sớm đáp ứng điều kiện nhận tài trợ theo tiêu chí của chương trình?
Vừa qua, tại sự kiện Lễ khởi động Hợp phần 3, Cục Xúc tiến thương mại sẽ đã công bố Mẫu đề xuất tài trợ Chương trình hỗ trợ đổi mới, cạnh tranh và các tài liệu hướng dẫn quy trình, thủ tục, tiêu chí của Chương trình. Theo đó các DNNVV cần lưu ý đợt 1, Chương trình ICG sẽ nhận hồ sơ quan tâm và đề xuất sơ bộ của các BSO tiềm năng từ ngày 25/7/2022 đến 25/8/2022. Các sáng kiến đủ điều kiện qua vòng Đề xuất sơ bộ sẽ được hướng dẫn, tiếp tục phát triển thành các đề xuất chi tiết. Kết quả lựa chọn các Tiểu dự án đủ điều kiện nhận tài trợ theo tiêu chí của Chương trình ICG dự kiến được công bố vào tháng 11/2022. Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các BSO triển khai các hoạt động của Tiểu dự án.
Thông báo mời nộp đề xuất này sẽ mở đầu cho nhiều sáng kiến mới mang tính đột phá và sáng tạo, giúp hỗ trợ nhu cầu xuất khẩu của DNNVV. Thông qua đó, Chương trình hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh của Dự án SwissTrade sẽ tạo một động lực mới, quan trọng nhắm tới thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu, tạo đà tăng trưởng và phát triển cho các DNNVV tại địa phương, đồng thời góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và một khu vực tư nhân năng động.
Xin cảm ơn bà!