Phân tích lợi nhuận đa chiều trong kế toán quản trị ngân hàng
Agribank trình diễn 6 dịch vụ vượt trội tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 Hạ tầng chung Ngân hàng mở - kết nối và phát triển hệ sinh thái số Giải pháp số toàn diện cho doanh nghiệp |
Chủ nhiệm đề tài - PGS. TS. Nguyễn Minh Phương |
Theo nhóm nghiên cứu, đến nay đã có khá nhiều các nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung, tuy nhiên rất ít các sản phẩm đi sâu nghiên cứu phương pháp phân tích lợi nhuận đa chiều hiện đang được quan tâm triển khai tại các NHTM Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu được nhóm tác giả tổng hợp xoay quanh các vấn đề kế toán quản trị trong NHTM, các phương pháp phân bổ chi phí trong ngân hàng, mô hình sử dụng trong MPA và phân tích lợi nhuận đa chiều MPA trong các NHTM.
MPA là hệ thống xây dựng kho dữ liệu và báo cáo để quản trị hiệu quả tài chính, phân tích lợi nhuận theo các chiều đơn vị, sản phẩm, khách hàng. Sau khi hệ thống đi vào sử dụng, toàn bộ dữ liệu kết quả kinh doanh sẽ được phân tích, đánh giá chi tiết đến từng khách hàng, sản phẩm, đơn vị, hỗ trợ cung cấp thông tin cho các đơn vị kinh doanh trong việc ra quyết định kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và quản trị ngân hàng theo thông lệ tốt nhất. |
Song song với đó, tại chính các NHTM, hệ thống thông tin quản trị cũng được các nhà quản trị quan tâm, đầu tư và hoàn thiện đầu tiên. Mức độ phát triển và mức độ hiện đại hóa hệ thống kế toán trong các NHTM luôn được đánh giá cao hơn kế toán doanh nghiệp lĩnh vực khác và có sự phân hóa giữa các NHTM với nhau phụ thuộc vào nhận thức của nhà quản trị, quy mô, chất lượng hoạt động cũng như năng lực và chiến lược phát triển của mỗi NHTM.
Nhóm nghiên cứu trình bày tại hội thảo các bài học kinh nghiệm thông qua nghiên cứu về xu hướng ứng dụng MPA tại các ngân hàng trên thế giới như sau: Thứ nhất, yêu cầu ngày càng cao về thông tin tài chính phục vụ quản trị điều hành là không tránh khỏi; Thứ hai, xu hướng lấy khách hàng làm trung tâm, quản trị tập trung theo chiều dọc, định hướng theo khách hàng, sản phẩm và dịch vụ; Thứ ba, nhu cầu nhìn nhận đa chiều về thực trạng hiệu quả hoạt động để từ đó tác động đến công tác quản trị điều hành; Thứ tư, tiêu thức phân bổ cần đơn giản, dễ hiểu, dễ đo lường; Thứ năm, đảm bảo sự đồng thuận của các đơn vị trong phân bổ chi phí.
Đề tài cũng đưa ra các gợi ý về chính sách nhằm phát triển phân tích lợi nhuận đa chiều, tiêu biểu là nhóm giải pháp mang tính định hướng, chiến lược từ NHNN; giải pháp về dữ liệu; giải pháp về đào tạo; giải pháp về tài chính; giải pháp về nhân lực…