Tỷ giá, lãi suất giữ được sự ổn định
Tỷ giá ngày 21/2: Tiếp tục ổn định | |
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/2 |
Dịch bệnh này tác động trực tiếp tới nhiều lĩnh vực như du lịch, thương mại, xuất khẩu... Do nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ nên khả năng trả nợ của những DN kinh doanh trong lĩnh vực này bị suy giảm. Theo đó, ảnh hưởng gián tiếp tới ngân hàng như nợ xấu tăng, lợi nhuận giảm...
TS. Nguyễn Đức Độ |
Thời gian qua, tôi cũng thấy hệ thống ngân hàng đã nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ DN bị ảnh hưởng. NHNN có chỉ đạo mang tính khuyến khích các TCTD thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, thậm chí có thể giảm lãi suất thêm để hỗ trợ DN... Nhiều ngân hàng đưa ra giải pháp hỗ trợ cho khách hàng vượt khó đồng thời giữ chân khách hàng. Tất nhiên đối tượng nào được chọn, mức độ giảm thế nào, kỳ hạn giãn nợ bao lâu... còn tùy vào chiến lược, năng lực tài chính của mỗi ngân hàng.
Với diễn biến hiện tại, theo ông điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2020 có gặp khó khăn không, thưa ông?
Tăng trưởng tín dụng chắc chắn bị ảnh hưởng. Khi quy mô hoạt động của DN không mở rộng thậm chí thu hẹp thì nhu cầu vay vốn ít đi, tăng trưởng tín dụng vì thế giảm theo. Còn mức độ tác động nhiều hay ít đến tín dụng còn phụ thuộc vào bệnh dịch kéo dài đến khi nào, nhưng nói chung là tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái. Tuy nhiên, tôi nghĩ đây là điều cần thiết. Vì hiện tại tốc độ tăng trưởng tín dụng đang cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP khá nhiều, nên nguy cơ rủi ro nếu tiếp tục để tăng cao hơn nữa.
Với tình hình hiện tại các ngân hàng khó có thể tăng lãi suất cho vay được, mà giảm chút để hỗ trợ khách hàng. Lãi suất huy động duy trì như hiện tại đang đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Tỷ giá sẽ không có nhiều biến động nhờ cung cầu ngoại tệ vẫn tiếp tục ổn định, nhất là nguồn cung dồi dào.
Ảnh minh họa |
Dự báo tình hình kinh tế thế giới, trong nước còn khá bất định. Theo ông điều đó có gây bất lợi cho mục tiêu ổn định tỷ giá, lãi suất?
Mặt bằng lãi suất trong năm 2020, với tình hình hiện tại nhiều khả năng sẽ duy trì được sự ổn định hoặc giảm chút do tăng trưởng kinh tế thấp hơn kéo theo nhu cầu về vốn cũng giảm xuống. Bên cạnh đó, việc NHNN cắt giảm trần lãi suất huy động ngắn hạn xuống 5%/năm cũng sẽ giúp cải thiện nguồn tiền gửi dài hạn.
Trong năm 2020, nếu NHNN tiếp tục đặt mục tiêu góp phần ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu thì tỷ giá sẽ không có biến động mạnh. Tôi nghĩ với các công cụ chính sách và nguồn dự trữ ngoại hối tương đối tốt, việc kiểm soát được tỷ giá nằm trong tầm tay của NHNN. Tất nhiên, thị trường tài chính toàn cầu còn nhiều biến động, nhưng nếu nguồn cung dồi dào, NHNN hoàn toàn có thể kiểm soát được tỷ giá. Ở góc độ thị trường, cung - cầu ngoại tệ mới là yếu tố quyết định tỷ giá.
Có hai điểm tôi muốn lưu ý thêm. Thứ nhất lạm phát cơ bản trong tháng 1/2020 tăng tới 0,76% so với tháng 12/2019 và tăng 3,25% so với cùng kỳ năm 2019. Con số này cao hơn nhiều so với mức bình quân khoảng 2% trong cả năm 2019. Lạm phát cơ bản tăng cao cần phải cảnh giác nên NHNN thận trọng thu hẹp cung tiền và có thể điều chỉnh tăng trưởng tín dụng cho phù hợp làm sao giữ lạm phát cơ bản chỉ dao động trong khoảng 2,5 – 3%.
Với cách này tăng trưởng tín dụng khó có thể tăng cao để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhưng đối với Việt Nam, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Nên việc thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng là cần thiết.
Thứ hai, nợ xấu có thể tăng trở lại. Do tình hình sản xuất kinh doanh của các DN trong nhiều ngành, nghề đang gặp khó khăn như hiện nay chắc chắn tác động khả năng trả nợ của khách hàng, nguy cơ nợ xấu tăng trở lại là rõ rệt. Cho dù các ngân hàng có cố gắng bằng nhiều giải pháp xử lý tôi nghĩ chắc cũng chỉ duy trì được tỷ lệ nợ xấu như hiện tại. Việc đưa về mục tiêu nợ xấu nội, ngoại bảng và bán cho VAMC về mức 3% đặt ra tại Đề án 1058 của NHNN sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dĩ nhiên, còn tùy thuộc vào từng ngân hàng nhưng tôi nghĩ đây cũng là áp lực đối với nhiều ngân hàng.
Xin cảm ơn ông!