Chính sách tiền tệ ổn định, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi
“Gateway to ASEAN” năm 2024 quy tụ hơn 600 khách mời là các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, đối tác thương mại từ các nước ASEAN, Trung Quốc... cùng đại diện các cơ quan ban ngành |
Ngày 6/9, tại Hội nghị khu vực thường niên “Gateway to ASEAN” năm 2024 do Ngân hàng UOB Việt Nam tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Ông Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB Singapore nhận định, các nhà đầu tư có thể kỳ vọng chính sách tiền tệ ổn định từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh đồng VND đang dần phục hồi.
Ngân hàng Nhà nước sẽ hành động thận trọng và duy trì lãi suất tái cấp vốn không đổi ở mức 4,50% trong tương lai gần, tiếp tục tập trung vào các biện pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng cường cho vay và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế. Các chuyên gia ngân hàng chia sẻ, trong xu hướng cung ứng chuỗi giá trị, các ngân hàng không còn phục vụ một cá nhân mà phục vụ cả một hệ sinh thái cung cấp sản phẩm đến từng cá nhân hoặc tổ chức. “Đồng VND được hỗ trợ từ sự phục hồi kinh tế trong suốt năm 2024 và dự báo về sự suy yếu của đồng USD trên toàn cầu, VND được dự báo ở mức 25.000 đồng/USD và dự kiến sẽ lùi xuống mức 24.100 đồng/USD vào quý II năm sau” - ông Heng Koon How nói thêm.
Các diễn giả tại Hội nghị Gateway to ASEAN của UOB cũng có chung nhận định, sự phục hồi tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm 2024 của Việt Nam có thể được kỳ vọng sẽ kéo dài sang nửa cuối năm nay.
Nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi mạnh mẽ từ dự báo tăng trưởng thương mại và sự gia tăng dòng vốn đầu tư tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của ASEAN. Các chuyên gia cho rằng, về lâu dài, lợi thế nhân khẩu học cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ giúp Việt Nam duy trì sức mạnh là ngôi sao kinh tế sáng lạn của ASEAN.
Ông Wee Ee Cheong, Phó chủ tịch kiêm Tổng diám đốc Ngân hàng UOB Singapore cho biết, Việt Nam là thị trường sản xuất thiết bị điện tử quan trọng của thế giới.
UOB đã đến và vẫn kiên định phục vụ khách hàng của mình tại Việt Nam hơn 30 năm qua. “Chúng tôi giúp khách hàng của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho toàn bộ chuỗi cung ứng của họ, tận dụng dòng vốn xuyên biên giới để nắm bắt các cơ hội trên khắp khu vực và triển khai các sáng kiến bền vững để hỗ trợ các mục tiêu khử carbon” - Tổng diám đốc Ngân hàng UOB Singapore nói.
Ngân hàng UOB còn là cầu nối các nhà đầu tư, hỗ trợ khoảng 300 công ty mở rộng hoạt động vào thị trường Việt Nam trong 5 năm qua. Các công ty này đã cam kết đầu tư khoảng 7,3 tỷ đô-la Singapore và tạo ra khoảng 50.000 việc làm.
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh – Phan Văn Mãi đã có bài phát biểu Tại Hội nghị Gateway to ASEAN 2024 và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thành phố. Thành phố đang hình thành trung tâm tài chính, trung tâm đổi mới sáng tạo với truyền thống năng động, sáng tạo, tư duy đột phá. TP. Hồ Chí Minh được thừa hưởng một cơ chế, chính sách đặc thù là điều kiện thuận lợi để có thể thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên như: xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm tài chính quốc tế, đầu tư nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch, công nghệ mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch, điện tử, điện tử linh hoạt, chip, pin công nghệ mới… Đặc biệt, Thành phố có một thị trường tiêu dùng lớn nhất Việt Nam và thành phố là một cực tăng trưởng lớn nhất ở khu vực phía Nam, nhà đầu tư từ đây có thể mở rộng ra vùng Đông Nam bộ và các vùng lân cận. Việt Nam đã và đang tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, dân số hơn 4,8 tỉ người. TP. Hồ Chí Minh là một thị trường rất lớn để chúng ta hoạch định chiến lược kinh doanh. Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh ,Việt Nam là cửa ngõ vào ASEAN và còn là thị trường trọng tâm, là điểm dừng đầu tiên cho nhà đầu tư mở rộng thị trường thông qua các cơ chế liên kết thị trường như FTA . |