Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong tuần 11-15/3 Sắc xanh tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa |
Trong đó, nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu và kim loại đồng loạt giảm giá kéo chỉ số MXV-Index rơi nhẹ 0,22% xuống 2.220 điểm. Giá trị giao dịch đạt trên 5.200 tỷ đồng.
Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu |
Đồng USD tăng giá gây áp lực lên nhóm kim loại
Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/3, có 8 trong tổng số 10 mặt hàng nhóm kim loại đồng loạt chìm trong sắc đỏ. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc giảm 0,51% xuống còn 25,13 USD/oz. Bạch kim giảm mạnh 1,88% xuống còn 901,1 USD/oz, đánh mất tới 4,3% chỉ trong hai phiên vừa qua.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định chấm dứt chính sách lãi suất âm lần đầu tiên sau 17 năm vào ngày hôm qua 19/3. Tuy nhiên, các phát biểu sau đó của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản lại cho thấy các dấu hiệu tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế.
Thống đốc BoJ cho rằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay dự kiến sẽ không tăng sau quyết định ngày hôm nay. Nếu cần thiết, BoJ sẽ xem xét một loạt các lựa chọn nới lỏng chính sách, bao gồm cả các công cụ đã được sử dụng trong quá khứ. Thông điệp này đã khiến đồng yên suy yếu, củng cố cho sức mạnh đồng USD và từ đó tạo sức ép cho giá kim loại quý như bạc và bạch kim vốn nhạy cảm với biến động tiền tệ.
Ngoài ra, các thị trường tài chính hiện đang xem xét khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giảm số lần cắt giảm lãi suất dự kiến trong năm nay từ 3 lần xuống 2 lần do dữ liệu lạm phát mạnh hơn dự kiến vào tuần trước. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý, từ đó thúc đẩy lực bán trên thị trường.
Thị trường kim loại cơ bản có diễn biến trái chiều trong ngày giao dịch hôm qua, nhưng sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế. Trong đó, đồng COMEX chốt phiên giảm 1,36% giá trị xuống 4,07 USD/pound. Bên cạnh áp lực từ đồng USD, những dữ liệu phán ánh thị trường bất động sản yếu kém của Trung Quốc đã tạo áp lực lên giá đồng.
Cụ thể, Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết trong hai tháng đầu năm 2024, tổng đầu tư bất động sản ở Trung Quốc giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.184 tỷ nhân dân tệ (170 triệu USD).
Giá đường giảm mạnh nhờ nguồn cung từ Brazil
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, có đến 7/9 mặt hàng nhóm nguyên liệu giảm giá. Trong đó, đường 11 dẫn đầu đà giảm với 2,35% nhờ số liệu xuất khẩu tích cực từ Brazil. Theo công ty hậu cần CLI, lượng đường xuất khẩu từ quốc gia Nam Mỹ này có thể sẽ tăng hơn 1 triệu tấn trong năm nay lên tới 9,5 triệu tấn. Với vị thế là quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu thế giới, điều này góp phần hỗ trợ nguồn cung đường nới lỏng hơn trong thời gian tới và tạo sức ép lên giá.
Giá bông đánh mất 1,3% trước áp lực kép từ đà tăng của dữ liệu tồn kho cũng như đồng USD mạnh lên. Theo báo cáo tồn kho từ Sở ICE-US, tính đến ngày 18/3, lượng bông lưu trữ được bổ sung 2.500 kiện so với phiên cuối tuần trước, lên mức 36.857 kiện.
Thêm vào đó, đồng USD tăng 0,23% khiến giá bông Mỹ kém thu hút hơn đối với khách hàng nắm giữ loại tiền tệ khác. Chi phí tăng đã thúc đẩy lực bán chiếm ưu thế trên thị trường.
Giá dầu cọ suy yếu 0,91% khi thị trường phản ứng với triển vọng nguồn cung tích cực tại Malaysia. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất dầu cọ ở Bán đảo Nam (SPPOMA), sản lượng tại nước này trong 15 ngày đầu tháng 3 tăng 38,8% so với cùng kỳ tháng trước.