Những diễn biến trái chiều về giá cả tại Trung Quốc
Người tiêu dùng chịu áp lực
Giá thực phẩm và các mặt hàng khác ở Trung Quốc đang tăng nhanh chóng, đây chính là nguyên nhân gia tăng áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách khi buộc phải giữ ổn định tăng trưởng.
Theo dữ liệu về các sản phẩm nông nghiệp từ Bộ Thương mại nước này, giá thực phẩm ở Trung Quốc tăng nhanh trong tháng 10 vừa qua. Giá của 30 loại rau quả tăng khoảng 5,99 nhân dân tệ/kg (khoảng 2,06 USD/pound). Như vậy giá hàng hóa trong tháng 10/2021 đã tăng 6,6% so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc đang có xu hướng giảm |
Ông Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance cho biết, áp lực lạm phát và quỹ đạo thắt chặt chính sách tiền tệ của các nước khác sẽ hạn chế phạm vi nới lỏng chính sách tiền tệ của chính quyền Bắc Kinh. Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn từ các chính sách tài khóa và công nghiệp để ngăn chặn đình lạm.
Mới đây, đại diện của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cho biết, sẽ bắt đầu cắt giảm việc mua tài sản, đây là một động thái tránh kích thích thời đại dịch và tiến tới thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phản ứng của họ trước các động thái này.
Trong báo cáo hàng tuần mới nhất, đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc đã xác nhận giá thực phẩm đang có xu hướng tăng mạnh. Vào cuối tháng 10 đã chứng kiến giá thực phẩm tăng 3,7% so với tuần trước, với giá thịt lợn tăng 10,6% và giá trứng gà tăng 6,4%. Cũng theo một báo cáo về dữ liệu được công bố trên tờ Nhân dân Nhật báo, tổng mức tăng giá thực phẩm là 4,3% trong tuần cuối tháng 10.
Ông Robin Xing, nhà kinh tế học của Morgan Stanley cho biết, chỉ số giá tiêu dùng có khả năng tăng gấp đôi trong tháng 11/2021, nguyên nhân chủ yếu là do giá thực phẩm tăng mạnh, giá rau tăng do nguồn cung thấp hơn cầu vì thời tiết bất lợi. Thịt lợn là một phần chính trong khẩu phần ăn của người Trung Quốc và Chính phủ đã nỗ lực để đảm bảo cung cấp đủ cho thị trường bằng cách xuất bán thịt từ nguồn dự trữ quốc gia khi thiếu hụt.
Ông Xing lưu ý rằng, nhu cầu của người tiêu dùng đã giảm, đặc biệt là khi các nhà chức trách công bố các hạn chế đi lại chặt chẽ hơn để kiểm soát sự gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm Covid-19 trong thời gian qua. Tuy nhiên, dự đoán về chỉ số giá tiêu dùng hàng năm tăng 1,5% là vẫn còn tương đối thấp.
Cùng thời gian này, chỉ số giá sản xuất (thước đo chi phí sản xuất của các nhà máy) đã tăng kỷ lục là 10,7% so với cùng kỳ. Chi phí nguyên vật liệu tăng cao đã cắt giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất.
Thị trường bất động sản ảm đạm
Trong khi giá lương thực tăng cao, thì giá bất động sản lại đình trệ khi phần lớn tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc được cất giữ trong kênh bất động sản. Bất động sản chiếm khoảng 70% đến 80% tài sản hộ gia đình ở Trung Quốc, theo báo cáo của Moody’s.
Một trong những chiến dịch quản lý hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh trong 18 tháng qua là siết chặt ngành kinh doanh bất động sản khi đang có quá nhiều rủi ro về nợ nần. Những lo lắng về hậu quả từ vụ vỡ nợ của nhà phát triển bất động sản Evergrande đã làm chao đảo các nhà đầu tư toàn cầu vào đầu năm nay.
Thị trường nhà đất sụt giảm, mặc dù giá cả có thể khác nhau giữa các thành phố và khu vực. Theo thông tin vào đầu tháng 11, giá nhà mới hầu như không tăng so với tháng trước và là dấu mốc của tháng thứ tư liên tiếp tăng trưởng chậm lại. Dữ liệu giá nhà mới chính thức sẽ ra mắt vào ngày 15/11 tới đây.
Chính những nguyên nhân trên đã dẫn đến hệ quả là số liệu GDP quý III vừa được công bố mới đây cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn dự kiến. Tình trạng thiếu điện dẫn đến nhiều nhà máy phải sản xuất hạn chế. Quy định chặt chẽ hơn trong ngành bất động sản đã làm giảm tỷ lệ đóng góp của ngành này vào GDP của Trung Quốc.