Vẫn nóng chuyện lâm tặc
Phá rừng phòng hộ ở Phú Yên: Chia nhỏ để lách luật | |
Nghệ An: Vẫn “nóng” chuyện phá rừng |
Thời gian qua, tình trạng phá rừng tập trung tại 2 xã Phan Tiến và Phan Sơn (Bắc Bình) - nơi thuần đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và có diện tích rừng lớn. Sau khi khai thác, lâm tặc vận chuyển gỗ từ rừng về tập kết tại địa bàn dân cư do các đối tượng đầu nậu thực hiện, sau đó đưa đi tiêu thụ. Việc phá rừng tại đây diễn ra phức tạp và trong suốt một thời gian dài, nhưng chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để mất rừng |
Còn ở vùng giáp ranh, tình hình sử dụng xe cải tiến để vào rừng khai thác, vận chuyển gỗ của dân các xã Ninh Loan, Ninh Gia, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) diễn ra khá thường xuyên. Tất cả gỗ chuyển về huyện Đức Trọng tiêu thụ.
Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy, nhiều đối tượng đầu nậu chuyên thuê người dân vào rừng khai thác gỗ rồi bán lại cho mình. Phần lớn diện tích rừng bị phá do chính người dân xã Bình Tân và thị trấn Lương Sơn (Bắc Bình) và huyện Đức Trọng...
Trước vấn nạn phá rừng tại khu vực rừng phòng hộ Sông Lũy, mới đây ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện Bắc Bình tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân; đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị chức năng có liên quan trách nhiệm đối với việc để tình trạng phá rừng xảy ra nghiêm trọng và kéo dài tại lâm phận Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy trong 3 năm gần đây, nhất là năm 2017 để xảy ra 15 vụ khai thác lâm sản trái phép.
Theo Công an tỉnh Bình Thuận gửi UBND tỉnh Bình Thuận, tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) tình hình phá rừng, khai thác gỗ trái phép diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Cụ thể từ 2015 đến 2017, Hạt Kiểm lâm Bắc Bình phát hiện nhiều vụ phá rừng trái phép và đã ra quyết định khởi tố 25 vụ án “vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.
Những vụ này đều xảy ra trên lâm phận Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy quản lý, hậu quả nghiêm trọng đã có hàng ngàn mét khối gỗ bị chặt hạ trái phép, có vụ gây thiệt hại đến gần 250m3 gỗ từ nhóm 2 đến nhóm 8.
Công an tỉnh Bình Thuận cho rằng, nguyên nhân xảy ra tình trạng phá rừng nghiêm trọng trong thời gian qua là do chủ rừng (Trạm, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy) thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Đối với lực lượng kiểm lâm địa bàn không thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và đơn vị chủ rừng để ngăn chặn, phát hiện xử lý hành vi khai thác lâm sản trái phép.
Chính quyền địa phương, nhất là cấp xã còn buông lỏng; khâu tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng cho các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống vi phạm còn hạn chế, kể cả công tác phối hợp tổ chức kiểm tra, đấu tranh xử lý thiếu kịp thời, không nghiêm.
Hạt Kiểm lâm thực hiện công tác phối hợp với đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương trên lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng thiếu thường xuyên, thể hiện rõ khi chủ rừng phát hiện vụ phá rừng đến khi Hạt Kiểm lâm khởi tố chuyển cho công an thì thường trên 6 tháng, có vụ kéo dài 1 năm. Do đó, gây khó khăn cho công tác điều tra. Hầu hết các vụ án không tìm ra người phạm tội nên phải tạm đình chỉ điều tra khi hết thời hạn điều tra vụ án.
Trước những diễn biến phức tạp và kéo dài nên Công an tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Bắc Bình tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân đặc biệt là người đứng đầu có liên quan trách nhiệm trong việc để phá rừng.
Cùng với đó, chỉ rõ nguyên nhân yếu kém, từ đó đề ra các giải pháp tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Rà soát củng cố, kiện toàn Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy, Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Bình nhằm đảm bảo về lực lượng, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng để chấm dứt tình trạng khai thác lâm sản trái phép.