Chú trọng nền tảng số để vươn tầm
Ngân hàng đẩy mạnh đầu tư nền tảng số hóa Thúc đẩy kết nối tài chính từ sức mạnh công nghệ số Kinh tế số phải dựa trên đổi mới, sáng tạo |
Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh, để phát triển nhanh, bền vững và bao trùm thì công nghệ số phải là lực lượng sản xuất cơ bản, nhân tài số phải là một nguồn lực cơ bản và đổi mới sáng tạo số phải là động lực cơ bản. Để hình thành nên một hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn, ngay từ tháng 2/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Cùng với đó, Bộ đã công bố lần thứ nhất danh mục 35 nền tảng quốc gia phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó: 20 nền tảng do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội; 15 nền tảng số quốc gia do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ lõi, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội.
Ông Ngô Diên Hy, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNPT khẳng định, nền tảng số là trái tim của kinh tế số, xã hội số. Để thúc đẩy nền tảng số phát triển thì đầu tiên là phải khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng các dịch vụ trên môi trường số, hình thành các công dân số. Cùng với đó, cần đẩy mạnh chính quyền số để người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ công.
Với mục đích đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hình thành các Tổ công nghệ số cộng đồng ở thôn, bản, tổ dân phố để có thể đến từng hộ gia đình hướng dẫn sử dụng nền tảng số. Cho đến nay, cả nước đã có 74.521 Tổ công nghệ số cộng đồng tại 63/63 địa phương với 348.629 thành viên tham gia.
Trong công cuộc chuyển đổi số, vai trò của các doanh nghiệp công nghệ là vô cùng quan trọng. CMC Telecom là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng cloud “Made in Vietnam” và hợp tác chiến lược với các ông lớn về Cloud trên thế giới, CMC Telecom đã hiện thực hóa tham vọng trở thành đơn vị số một trong việc cung cấp giải pháp đa đám mây (multi cloud), giúp hàng nghìn doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng suất vận hành.
Theo báo cáo của Grandview Research, multi cloud đang trở thành xu hướng của doanh nghiệp trên khắp thế giới với quy mô thị trường đạt 8,03 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 28,0% đến năm 2030. Việc sử dụng giải pháp này giúp doanh nghiệp tăng tính linh hoạt trong vận hành, giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất. Tuy nhiên, thách thức trong việc ứng dụng là quy trình quản lý phức tạp, đòi hỏi lực lượng nhân sự đông đảo và trình độ cao, chi phí lớn.
Công nghệ số đang dần trở thành giá trị lõi của nhiều doanh nghiệp Việt Nam |
Hiểu được nhu cầu đó, CMC Telecom đã đi tiên phong trong việc cung cấp multi cloud ngoại kết hợp với cloud tự phát triển. Hiện công ty đang đi đầu trong xây dựng nền tảng cloud “Made in Vietnam”, cùng giải pháp multi cloud đưa các “cloud” hàng đầu thế giới vào thị trường Việt”, ông Đặng Tùng Sơn, Phó tổng giám đốc CMC Telecom chia sẻ.
Khi xu thế toàn cầu hoá phát triển, thì sự giao thoa hai chiều ngày càng trở nên linh hoạt: sản phẩm Việt ra thế giới và sản phẩm thế giới thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Theo đó, nhu cầu sử dụng các cloud quốc tế càng trở nên cấp thiết. Với vị thế dẫn đầu về hạ tầng số, CMC Telecom là cái tên được chọn làm đối tác cấp cao khi những “ông lớn” như AWS, Google hay Microsoft vào Việt Nam.
Còn Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines Đặng Anh Tuấn cho biết, là một doanh nghiệp rất chú trọng đến chuyển đổi số nên Vietnam Airlines đã ra mắt Tuyên bố Văn hóa số, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm xây dựng một nền tảng văn hóa số vững chắc của mình. Cùng với công nghệ và dữ liệu, văn hóa số là một trong 3 trụ cột quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, với tầm nhìn đưa Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không số vào năm 2025 và trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu châu Á.
Từ đó tới nay, toàn thể Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Vietnam Airlines đã và đang nỗ lực để đưa các thành tố văn hóa số vào từng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động chuyển đổi số; đi trước dẫn đầu, quyết liệt và mạnh mẽ xây dựng Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không số, góp phần xây dựng một ngành hàng không Việt Nam tiên tiến, phát triển, có năng lực cạnh tranh cao.