Tuân thủ thuế trong hoạt động thương mại điện tử
Làm gì để quản lý an toàn thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử? Sàn thương mại điện tử nội lép vế trước các đối thủ ngoại Kiểm soát rủi ro về thuế khi kinh doanh thương mại điện tử |
Cơ hội lớn, thách thức nhiều
Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) khẳng định, đây là cơ hội lớn cho các nhãn hàng gia tăng doanh thu và thúc đẩy kinh tế chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra yêu cầu cao hơn trong công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước.
Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, cơ quan này đã rà soát, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, livestream bán hàng online. Trong 6 tháng đầu năm 2024, cơ quan thuế đã rà soát, xử lý vi phạm 4.560 người nộp thuế (gồm 1.274 doanh nghiệp, 3.286 cá nhân) với số thuế xử lý truy thu và phạt là 297 tỷ đồng. Cũng trong thời gian đó, doanh thu thương mại điện tử trong nước ước khoảng 1,98 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp khoảng 54.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng, con số này vẫn chưa phản ánh đầy đủ quy mô doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam, dư địa cho thu thuế.
Quá trình tuân thủ thuế đối với thương mại điện tử cũng gặp những khó khăn nhất định. Bà Bùi Thị Trang, Giám đốc Khối nền tảng kế toán dịch vụ, Công ty Cổ phần MISA cho biết, thực tế kinh doanh thương mại điện tử hiện nay dẫn tới khó quản lý hàng hoá, doanh thu, vì bán hàng trên nhiều sàn, nhiều nền tảng khác nhau. Do vậy, số lượng về hoá đơn phải xuất hàng ngày rất lớn, dễ rủi ro xuất hoá đơn sai thời điểm vì thực trạng bán hàng không cố định thời gian.
Bên cạnh đó, việc thông tin rời rạc ở nhiều giải pháp quản lý khác nhau dễ dẫn tới việc sai sót số liệu; việc lập tờ khai thủ công và đối chiếu các tờ khai báo cáo thuế dẫn tới rủi ro về thuế; thiếu thông tin cập nhật về thuế, dẫn tới việc xử lý sai sót và rủi ro về thuế…
Nắm chắc chính sách thuế giúp người dân tránh được nhiều rủi ro |
Nắm chắc chính sách để tránh rủi ro
Từ các quy định hiện hành, Chủ tịch VTCA đưa ra lưu ý, các cá nhân cần nắm chắc chế độ chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh của mình. Trường hợp đã kinh doanh thương mại điện tử thời gian trước mà chưa nộp thuế, cơ quan thuế chưa phát hiện truy thu thì nên tự giác liên hệ với chi cục thuế nơi mình cư trú (tạm trú, thường trú) để nộp thuế và tự tính tiền chậm nộp, tránh bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Để quản lý thuế hiệu quả với hoạt động thương mại điện tử, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh việc thực hiện một cách đồng bộ đối với việc thu thuế trên sàn thương mại điện tử. Bộ cũng chỉ đạo cơ quan thuế hỗ trợ thực hiện thu thuế trên trên sàn thương mại điện tử để đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã đề nghị Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ trong việc chia sẻ cơ sở dữ liệu, tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử; đặc biệt xem xét việc liên thông dữ liệu mã số thuế của doanh nghiệp, hỗ trợ định danh doanh nghiệp thương mại điện tử.
Về phía sàn thương mại điện tử, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) khẳng định, với những nền tảng công nghệ mới và sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng, việc thu thuế kinh doanh thương mại điện tử sẽ ngày càng chặt chẽ. Cơ quan thuế thực hiện đầy đủ chế độ trao đổi thông tin với cơ quan thuế các quốc gia, vùng lãnh thổ. Qua đó ký kết hiệp định tránh đánh thuế trùng nhằm nắm bắt thông tin về doanh thu, thu nhập phát sinh của doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam, xác định nghĩa vụ thuế, ngăn ngừa hành vi gian lận, trốn, tránh thuế. Để tránh trường hợp bị phạt, truy cứu trách nhiệm hình sự do chậm kê khai, nộp thuế, các hộ và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử cần chủ động tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, nhằm tạo sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế, tạo nên môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh.