Doanh nghiệp FDI quản lý chuỗi cung ứng thế nào?
Sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng chọn sản phẩm xanh sạch, thân thiện với môi trường và nhà sản xuất tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức xã hội sẽ là cơ hội đổi mới doanh nghiệp.
Ông Bùi Khánh Nguyên - Phó tổng giám đốc đối ngoại, truyền thông và phát triển bền vững của Coca Cola Việt Nam cho biết, các tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở nhiều thị trường khác nhau và có những chính sách khác nhau ở các nước sở tại và thị trường quốc tế trong quá trình tìm nguồn cung ứng.
Coca Cola đang xây dựng nhà máy ở Long An, sử dụng công nghệ cao để đảm bảo nhà máy xanh hơn, sản xuất tốt hơn. Ông Nguyên cho rằng hoạt động đầu tư này nhằm tận dụng làn sóng mới, nhân tố mới, động lực mới để trở thành doanh nghiệp phát triển bền vững, đối tác bền vững cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đầu tư phát triển bền vững chi phí cao, doanh nghiệp phải thuyết phục người tiêu dùng trả thêm tiền cho sản phẩm tiêu dùng xanh sạch hơn.
[Infographic] Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 8 tháng năm 2024 |
Tháng 8 ước tính xuất siêu 4,53 tỷ USD |
Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 8 tháng năm 2024 đạt trên 511 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 15,8%, nhập khẩu tăng 17,7%; Việt Nam xuất siêu hơn 19 tỷ USD - Ảnh: Lê Toàn |
Đa dạng chuỗi cung ứng cũng được nhiều chuyên gia đặt ra trong hoạt động kinh doanh. Ông Bernardo Bautista - Tổng giám đốc kiêm Giám đốc quốc gia DHL Express Việt Nam cho biết, doanh nghiệp chịu thách thức trong chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 và bằng cách nào chạm tới nhu cầu và thích ứng? Chẳng hạn, khi đối diện với thiếu hụt năng lượng, nếu chúng ta bắt đầu đầu tư vào năng lượng tái chế nhiều hơn sẽ giải quyết được bài toán này. “Chúng tôi đã ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp tái chế, tăng mua hàng, đầu tư cơ sở hạ tầng… sẽ giải quyết được nguồn cung” – vị Giám đốc quốc gia nói.
Xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin với đối tác và xây dựng nguyên liệu tại chỗ vẫn là câu chuyện muôn thủa trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nhà khởi nghiệp. Ông Vincent Mourou – đồng sáng lập, Chủ tịch Marou Chocolate cho rằng, công ty đã thay đổi mô hình sản xuất sô-cô-la theo hướng đi từ sản xuất đến bán lẻ, phân phối tại thị trường trong nước và đang hướng tới xuất khẩu ra các nước trong khu vực và thế giới.
Doanh nghiệp chia sẻ, phát triển mạnh mạng lưới cung ứng, nhà cung cấp đã tạo được lòng tin với đối tác và người nông dân Việt Nam cung cấp nguyên liệu ca cao. Theo đó, Marou đã xây dựng một ứng dụng (App) truy suất nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm phân phối, kết nối khách hàng và giao tiếp với nhà nông. Người làm sản xuất kinh doanh tạo lập được mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng phải giải quyết tất cả các các vấn đề ngân sách, chi phí… trong quá trình đó, hầu hết các doanh nghiệp mới khởi sự thường khó khăn về vốn lưu động. Khi thu mua nguyên liệu và vào mùa thu hoạch doanh nghiệp cần dự trữ nguyên liệu cần nhiều tiền để thanh toán cho nhà cung cấp, vay vốn ngân hàng phải có tài sản đảm bảo nợ vay.
Vincent Mourou chia sẻ, doanh nghiệp phải minh bạch trong hoạt động để có mối quan hệ với các nhà tài trợ, ngân hàng thương mại. Qua đó, thiết lập mối quan hệ bền vững, “đi cùng nhau” để có chỗ đứng trên thị trường.
Theo các chuyên gia của Ngân hàng UOB Singapore, công nghệ làm thay đổi, nên các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng phải thay đổi, trong bối cảnh đó, ngân hàng cũng phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, các ngành để đảm bảo an toàn vốn, đảm bảo tuân thủ các quy đinh trong chuỗi cung ứng. Ngân hàng cũng phải phát triển nhanh phục vụ các nhu cầu của doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn từ nguồn vốn ổn định, phù hợp với ngân sách, chi phí của doanh nghiệp.
Các chuyên gia tài chính cho rằng, với xu hướng cung ứng chuỗi giá trị các ngân hàng không còn phục vụ cho vay một cá nhân, mà ngân hàng mang một hệ sinh thái đến cung cấp sản phẩm khép kín đến từng cá nhân hoặc tổ chức để tạo ra lãi suất thấp và chi phí khác rẻ hơn. |